Công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước nên mọi hoạt động của công chức, viên chức đều được Nhà nước giám sát. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Công chức có được đi du lịch nước ngoài không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước nên mọi hoạt động của công chức, viên chức đều được Nhà nước giám sát. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Công chức có được đi du lịch nước ngoài không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Hiện nay việc quy định cụ thể về việc quản lý cán bộ công chức ra nước ngoài sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố ban hành. Tuy nhiên, trên tinh thần chung của các Quyết định do các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương ban hành đều quy định về thủ tục xin đi nước ngoài của công chức như sau:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Bản chính đơn xin xuất cảnh của công chức trong trường hợp người đó xuất cảnh vì việc riêng;
– Bản sao thư mời hoặc các văn bản khác có liên quan đến mục đích xuất cảnh nếu công chức xuất cảnh ra nước ngoài theo diện được mời;
– Bản chính công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý công chức xin xuất cảnh;
– Bản chính công văn đồng ý của các cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp (thủ tục này chỉ có trong những trường hợp xuất cảnh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ).
Khi nộp hồ sơ xin đi nước ngoài thì công chức sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trungg ương (hay còn gọi là Bộ phận một cửa).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa chữa, bổ sung cho hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho công chức có đơn xin đi nước ngoài.
Đối với nhưng đối tượng đặc biệt phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho phép đi nước ngoài thì Sở Ngoại vụ sẽ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố ký.
Sau khi Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc tủng ương ký Quyết định cho phép công chức, viên chức được phép đi nước ngoài thì sẽ trả lại Bộ phận một cửa nơi đã nhận hồ sơ để trả lại kết quả cho người đã yêu cầu. Công chức, viên chức sẽ cầm giấy hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của Uỷ ban nhân dân tỉnh để nhận Quyết định cho phép đi nước ngoài.
Tiếng Anh là phương thức giao tiếp chung được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Do đó các bạn sẽ gặp phải một số rắc rối khi đi du lịch nước ngoài nếu vốn tiếng Anh của các bạn quá ít ỏi. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà các bạn không dám thực hiện những chuyến đi này. Bởi những rắc rối ấy sẽ được giải quyết nếu các bạn biết một số điều lưu ý nhỏ dưới đây. Chuyến du lịch nước ngoài vẫn diễn ra trọn vẹn ngay cả khi các bạn không biết tiếng Anh.
Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn xin đi nước ngoài dành cho công chức sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tôi tên là: …………………………….……..…………Nam/Nữ:………………
Sinh ngày: …………………. Nơi sinh: .…..………Số điện thoại :…….…..……
Chức vụ Đảng: ………………… Đảng viên:
Chức vụ chính quyền: ………………………………….
Đơn vị công tác:……………………………………………………………
Viên chức loại: ….. ; Mã số: ………; Bậc…………..; Hệ số: …………………
Nay tôi làm đơn này kính mong Thủ trưởng đơn vị chấp thuận cho tôi đi
…………..………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
Số ngày đi: …………..ngày (từ ngày…/……/..…đến ngày…/……/..…)
Tổng số ngày nghỉ phép năm: ……. ngày
Số ngày đã nghỉ trong năm: ……. ngày
Số ngày xin nghỉ không hưởng lương: ………..
Là chuyến đi nước ngoài thứ………trong năm dương lịch.
Tôi làm đơn này đề nghị………………….xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng đi nước ngoài của tôi vào thời gian trên và xin cam kết sẽ thực hiện đúng quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, gửi báo cáo về chuyến đi trong thời gian 07 ngày làm việc tính kể từ ngày kết thúc chuyến đi ./.
…….., ngày ……. tháng …….. năm….
Ý kiến Thủ trưởng đơn vị: (xác định đồng ý hay không đồng ý cho đi)
Đi du học được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân, nhà nước tạo điều kiện để công dân được tiếp cận những kiến thức và nâng cao trình độ, chuyên môn của mình. Cá nhân sẽ bị nghiêm cấm lợi dụng quyền này của mình để thực hiện các hành vi chống phá nhà nước Việt Nam hay làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước mà công dân đến du học. Đặc biệt đối với cá nhân là Đảng viên thì khi thực hiện quyền này cá nhân sẽ phải được xem xét chặt chẽ hơn. Căn cứ theo Điều 12 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 quy định về về những điều đảng viên không được làm đó là: Nghiêm cấm Đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định;
Bên cạnh đó, trong Điều 34 Quy định 69-QĐ-TW cũng đã thể hiện rõ hơn hành vi được xác định là “trái quy định”, cụ thể được thể hiện nội dung dưới đây:
– Khi đã trở thành Đảng viên mà lại tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
– Có thực hiện hành vi đi ra nước ngoài hoặc làm việc thông qua việc nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền;
– Nếu tổ chức Đảng phát hiện ra Đảng viên thiết lập mối quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định;
– Bên cạnh đó, việc tự ý tổ chức và đi ra nước ngoài nhưng không tuân thủ việc báo cáo theo quy định nên việc không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt là đang trái với quy định;
– Có hành động nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt thì có thể bị xử lý kỷ luật;
– Cá nhân cho á nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài mà không tuân thủ việc báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý về việc này;
– Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.
Như vậy, trong các quy định của Ban chấp hành Trung ương không đề cập đến vấn đề là Đảng viên không được phép đi sang nước ngoài để du học nhưng cá nhân này đã tham gia đội ngũ của Đảng nên các hoạt động phải nằm trong sự quản lý giám sát của tổ chức. Việc tự ý đi du học nước ngoài không báo cáo là đang vi phạm điều cấm đối với hành vi của Đảng viên nên sẽ bị xử lý kỷ luật tùy vào mức độ vi phạm.