Trung Tâm Biểu Diễn Nghệ Thuật Thành Phố Thành Đô

Trung Tâm Biểu Diễn Nghệ Thuật Thành Phố Thành Đô

À Ố Show tái hiện bức tranh tương phản thú vị giữa nhịp sống yên bình của Làng (“À”) từ khung cảnh thuyền ghe tấp nập, cầu tre lắc lẻo và sự nhộn nhịp của Phố xá (“Ố”) với kỹ thuật xiếc tre kết hợp nhào lộn và nhảy đương đại. Nền nhạc show diễn độc đáo được tấu sống bằng nhiều loại nhạc cụ dân tộc như đàn kìm, đàn tranh, sáo trúc, đàn môi, cùng âm thanh beatbox sôi nổi khuấy động sân khấu.

À Ố Show tái hiện bức tranh tương phản thú vị giữa nhịp sống yên bình của Làng (“À”) từ khung cảnh thuyền ghe tấp nập, cầu tre lắc lẻo và sự nhộn nhịp của Phố xá (“Ố”) với kỹ thuật xiếc tre kết hợp nhào lộn và nhảy đương đại. Nền nhạc show diễn độc đáo được tấu sống bằng nhiều loại nhạc cụ dân tộc như đàn kìm, đàn tranh, sáo trúc, đàn môi, cùng âm thanh beatbox sôi nổi khuấy động sân khấu.

Múa rối nước tại Cung Văn hoá Lao động và Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Múa rối nước là một trong những bộ môn nghệ thuật dân gian lâu đời nhất tại Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua làn điệu âm nhạc cổ truyền, những con rối bằng gỗ chạm khắc tinh xảo diễn trò, diễn kịch trên mặt nước vào dịp lễ, hội làng và ngày Tết. Có hơn vài chục tiết mục múa rối nước cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về truyền thuyết, cổ tích và cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. Con rối nước vô cùng đa dạng từ chú Tễu đến thầy Đường Tăng, từ con Lân cỡ lớn đến con vịt con cá bé nhỏ. Chú Tễu làng Nguyễn và tiên nữ đã trở thành nhân vật quen thuộc của bộ môn múa rối nước Việt Nam và được nhiều du khách muốn mua làm quà lưu niệm. Tại trung tâm thành phố, khán giả có thể xem múa rối nước tại Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng nằm trong Cung Văn hoá Lao động hoặc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, Số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Số 02, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1.

Cải lương tại Nhà hát Trần Hữu Trang

Giữa thế kỷ trước, cải lương ở Sài Gòn rất được ưa chuộng. Rạp hát cải lương mọc lên chẳng thua kèm gì các rạp chiếu bóng, trong số đó có rạp Hưng Đạo, nay là Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Những nghệ sĩ cải lương tên tuổi trong các thập niên 60 đến 80, đều ít nhiều đứng hát trên sân khấu của rạp. Nhiều vở tuồng cải lương kinh điển khai thác chủ đề xã hội cận đại hay tuồng Hồ Quảng như Hồn chinh phụ, Yêu trên xóm biển, Lá ngọc cành vàng, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Mộng hoa vương biểu diển rất hút khách. Hàng tháng, khán giả mộ điệu ở thành phố có thể thưởng thức những đêm diễn cải lương đặc sắc, chất lượng tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang với giá vé hấp dẫn hoặc miễn phí tuỳ theo thời điểm.Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Số 136, đường Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thành lập ngày 16/11/1951 tại bến Canh Nông, tỉnh Tuyên Quang, tiền thân là Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, gồm các bộ phận chuyên môn: ca múa nhạc, kịch, chèo. Năm 1954, Tổ ca múa nhạc tách thành Đoàn ca vũ nhân dân Trung ương. Ngày 4/6/1957, Bác Hồ đổi tên là Đoàn ca múa Trung ương.

Năm 1962, một bộ phận ca múa nhạc dân tộc phát triển lớn mạnh, hình thành Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương, bộ phận còn lại là Đoàn ca múa Trung ương. Năm 1964, Đoàn ca nhạc dân tộc, cùng Đoàn ca múa nhạc Trung ương nhập lại thành Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Sang năm 1971, trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất đất nước, Nhà hát tách thành hai đoàn biểu diễn phục vụ: Đoàn ca múa Trung ương; Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1979, hai đoàn nghệ thuật ca múa nhạc nhập lại thành Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Năm 1986, Nhà hát tách Đoàn ca múa nhạc nhẹ thành Đoàn ca nhạc nhẹ Trung ương, có trụ sở hoạt động riêng, Đoàn ca múa nhạc dân tộc thành lập: Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Những ngày hoạt động nghệ thuật từ năm 1951 đến năm 1965, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam xưa là Đoàn văn công nhân dân Trung ương, sau nhiều năm biến động liên tục về tổ chức, nhân sự, nhưng Nhà hát vẫn lớn mạnh, tổ chức hoạt động nghệ thuật phục vụ cách mạng, kháng chiến. Nhà hát là cái nôi nuôi dưỡng, đào tạo những nghệ sĩ tài năng của đất nước, sau này đạt nhiều giải thưởng lớn, nhiều danh hiệu cao quý do Nhà nước phong tặng.

Qua hơn nửa thế kỷ biểu diễn, phục vụ khán giả, Nhà hát là nơi hội tụ, toả sáng nhiều ngôi sao, tài năng nghệ thuật của nhiều thế hệ nghệ sĩ, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công lao xây dựng Nhà hát của các thế hệ nghệ sĩ là tiềm năng trí tuệ, thể hiện trên hàng trăm tác phẩm ca múa nhạc nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ, tác giả đã đoạt nhiều giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế. Từ ngày thành lập đến nay, Nhà hát không ngừng lớn mạnh làm nên truyền thống nghệ thuật dân tộc được các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên nâng nưu khơi dậy như ngọn đuốc truyền tay ngời sáng mãi.

NSƯT Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên, Nhà hát có một địa điểm chính thức. Trước đây, chúng tôi thường phải đi thuê địa điểm.

Tối ngày mùng 1 – 7/3 tới đây, Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ sẽ chính thức sáng đèn, trang trọng tổ chức tuần lễ khai trương, cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan của tập thể Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam.

Để đánh dấu sự kiện và niềm vui to lớn này, Ban lãnh đạo Nhà hát quyết định tổ chức tuần lễ khai trương với các loại hình nghệ thuật  phong phú về nội dung, chất lượng về nghệ thuật như: Ca múa nhạc dân tộc, vũ kịch, ca trù, chèo, hài kịch ( Nhóm hài Xuân Bắc - Tự Long - Phương Thảo )... và đặc biệt có sự tham gia của hơn 30 nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng của Đoàn Nghệ thuật của Học viện Âm nhạc Quảng Tây, Trung Quốc.

Đây là sự lựa chọn, chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, chứng tỏ thế mạnh của Trung tâm Âu Cơ với khán phòng có sức chức gần 800 ghế ngồi, trang thiết bị hiện đại của Mỹ, Đức, Italia... Dưới sự tư vấn, thiết kế của các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, có thể phục vụ được tất cả các loại hình nghệ thuật, các Hội nghị, hội thảo lớn...

NSƯT Nguyễn Quang Vinh cho biết thêm, đến với Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ khán giả không chỉ bị chinh phục bởi hình thức bên ngoài đẹp, hiện đại, trang nhã, sang trọng, không gian thoáng mát, rộng rãi..., mà sẽ choáng ngợp ngay từ khi bước chân vào Trung tâm, tận mắt chiêm ngưỡng một công trình nghệ thuật kiến trúc kết hợp giữa hiện đại và dân tộc, được đầu tư một cách đồng bộ. Cùng đó, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ được trang bị một hệ thống âm thanh, ánh sáng được coi là hiện đại, tiên tiến bậc nhất hiện nay…

Giấy phép số: 723/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông Cấp ngày 08 tháng 11 năm 2021.

© Báo Sơn La điện tử. Bản quyền thuộc về Báo Sơn La. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Tổng Biên tập: Lã Minh Tuấn

Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Hải, Lê Huy Ngoan

Địa chỉ: Số 190 - 192 Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, Sơn La, Việt Nam

Điện thoại: (0212) 3852 273; Fax: (0212) 3852 273

Email: [email protected]