Kỹ sư sản xuất là người đảm bảo cho hệ thống dây chuyền sản xuất của các công ty hoạt động thông suốt và hiệu quả. Họ là những người am hiểu kỹ thuật, nguyên tắc, nguyên lý vận hành, cách thức điều khiển, phương thức lắp ráp và cài đặt các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Chính vì vậy vai trò và nhiệm vụ của họ trong quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng.
Kỹ sư sản xuất là người đảm bảo cho hệ thống dây chuyền sản xuất của các công ty hoạt động thông suốt và hiệu quả. Họ là những người am hiểu kỹ thuật, nguyên tắc, nguyên lý vận hành, cách thức điều khiển, phương thức lắp ráp và cài đặt các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Chính vì vậy vai trò và nhiệm vụ của họ trong quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng.
Ngoài việc quản lý tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất, Kỹ sư sản xuất còn dành thời gian để lập kế hoạch sản xuất theo lịch trình cụ thể và dự tính ngân sách chi tiết của từng kế hoạch.
Kỹ sư sản xuất cũng dành thời gian của mình để nghiên cứu, phát triển các quy trình sản xuất mới cho các sản phẩm hiện hữu hoặc các sản phẩm mới được nghiên cứu sẽ triển khai sản xuất trong tương lai. Họ cũng làm việc với bộ phận phát triển sản phẩm để thảo luận và hoàn thiện sản phẩm mới.
Các Kỹ sư sản xuất cũng phải tìm hiểu các thiết bị, máy móc mà họ sẽ phải mua và cài đặt nhằm phục vụ cho các quy trình sản xuất mới, luôn theo dõi, kiểm soát các chi phí liên quan đến việc mua, lắp đặt, vận hành và bảo trì máy móc, thiết bị.
Việc lập kế hoạch quản lý sản xuất cũng bao gồm cả việc sắp xếp, quản lý ca làm việc phù hợp cho đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên và các thành viên khác. >>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng kỹ sư sản xuất lương cao
Thực tế cho thấy các Kỹ sư sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất. Họ thực hiện nhiệm vụ giám sát việc sản xuất hàng hóa, đảm bảo tất cả hàng hóa sản xuất ra đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất, đảm bảo việc tuân theo các giao thức sản xuất. Họ chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng như các chi tiết nhỏ nhất liên quan đến từng khâu của quy trình sản xuất.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Để có thể đào tạo đội ngũ công nhân sản xuất cách sử dụng các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, Kỹ sư sản xuất cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi cách các thiết bị vận hành từ nhà cung cấp. Bằng kiến thức chuyên môn kỹ thuật của mình, họ có thể hiểu được cách thức thiết bị hoạt động để sản xuất ra các sản phẩm cụ thể; cách thức công nhân điều khiển, vận hành thiết bị; các biện pháp đảm bảo an toàn và cách sử dụng máy móc đạt hiệu quả và năng suất cao nhất.
Ngoài ra, Kỹ sư sản xuất cũng phải tìm hiểu về các quy trình bảo trì và điều khiển hoạt động của toàn bộ máy móc, thiết bị trong nhà máy. >>> Xem thêm: 8 Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư sản xuất phổ biến
Trong các công ty mỗi một Kỹ sư sản xuất đều chịu trách nhiệm về các quy trình hoặc các giao thức được sử dụng trong quy trình sản xuất. Họ kiểm soát tất cả các yếu tố có liên quan đến từng bước trong quy trình sản xuất. Trong đó xử lý sự cố là một trong các nhiệm vụ chính của Kỹ sư sản xuất. Họ phải có khả năng xác định nguyên nhân xảy ra sự cố bắt nguồn từ đâu trong dây chuyền sản xuất. Ví dụ như nguyên nhân là do máy móc gặp trục trặc kỹ thuật cần được sửa chữa, bảo trì, làm sạch hay thiết kế lại; hoặc là do một công nhân không tuân thủ đúng các quy định trong quá trình sản xuất, đó có thể là sử dụng máy móc, thiết bị không đúng cách, hay là không lắp ráp sản phẩm đúng cách.
Không chỉ giải quyết các sự cố đã xảy ra, Kỹ sư sản xuất còn phải tìm hiểu để cải thiện các thủ tục hay quy định của quy trình sản xuất.
Kỹ sư sản xuất có trách nhiệm trực tiếp quản lý công nhân thuộc dây chuyền sản xuất của công ty, đảm bảo mọi người phối hợp làm việc cùng nhau hiệu quả và tuân theo các giao thức sản xuất đã được thiết lập. Nhiệm vụ của Kỹ sư sản xuất cũng bao gồm việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ công nhân hiểu rõ các giao thức sản xuất nhằm đảm bảo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm.
Để có thể thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân, bản thân người làm Kỹ sư sản xuất cũng phải thường xuyên tham gia quá trình đào tạo cách thức quản lý và vận hành hệ thống sản xuất. Ngoài ra, Kỹ sư sản xuất cũng phải kiểm tra, theo dõi các kỹ thuật viên và các nhân viên khác để đảm bảo đáp ứng tiến độ sản xuất.