Vào cuối triều đại nhà Thanh, công nghệ hiện đại của phương Tây đã ít nhiều được du nhập vào Trung Quốc. Nhờ có những thiết bị hiện đại như máy ảnh, cuộc sống của người dân cũng như những bậc quyền quý đều được ghi lại một cách chân thực.
Vào cuối triều đại nhà Thanh, công nghệ hiện đại của phương Tây đã ít nhiều được du nhập vào Trung Quốc. Nhờ có những thiết bị hiện đại như máy ảnh, cuộc sống của người dân cũng như những bậc quyền quý đều được ghi lại một cách chân thực.
Hoàng hậu Uyển Dung là vợ của vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu và được cho là vô cùng học thức khi bà đọc rất nhiều sách từ khi còn nhỏ cũng như thông thạo tiếng Anh, chơi piano, cờ vua, thư pháp và hội họa. Dù vô cùng xinh đẹp và tài giỏi nhưng sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng hậu Uyển Dung đã bị trục xuất khỏi cung và sau đó sa ngã vào chất cấm và trở nên điên loạn.
Ở các triều đại phong kiến khác nhau, mỗi vị Hoàng đế đều lập Hoàng hậu cho mình, nhưng Hoàng hậu không nhất thiết phải là người phụ nữ mình yêu, bởi vì hôn nhân hoàng thất thời bấy giờ bị chi phối bởi quyền lực và nhiều yếu tố khác.
Trong lịch sử, có rất nhiều Hoàng hậu đóng những vai trò như vậy, trong số đó có Long Dụ Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Tự thời nhà Thanh. Bà chưa một lần được Hoàng đế thị tẩm và yêu thương. Liên quan đến vấn đề này, Vinh Nhi, một cung nữ vào cuối thời nhà Thanh, đã tiết lộ sự thật đằng sau trong cuốn “Cung nữ đàm vãng lục” của tác giả Kim Dịch, được phát hành bởi nhà xuất bản Cố cung, ghi lại hồi ức của cung nữ này.
Có ba lý do chính khiến Hoàng đế Quang Tự không sủng ái Long Dụ Hoàng hậu :
Tuy là Hoàng hậu nhưng bà không sở hữu sự uy nghiêm và sang trọng nên có, cũng không có khí chất mẫu nghi thiên hạ, vẻ ngoài thậm chí còn bị đánh giá là xấu xí.
Long Dụ Hoàng hậu (ảnh tư liệu lịch sử)
Theo những bức ảnh về Long Dụ Hoàng hậu được truyền lại, có thể thấy rõ bà có dáng người khom lưng, đôi mắt trũng sâu, tổng thể khuôn mặt dài, xương gò má hai bên cũng nhô ra ngoài, mũi cũng khá to.
Có thể nói, vẻ ngoài này không phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của người nhà Thanh lúc bấy giờ. Hoàng đế Quang Tự khi nhìn thấy cũng không ngoại lệ, tự nhiên sinh lòng chán ghét.
Tuy nhiên, đây không phải là điều mà Quang Tự không thích nhất ở Long Dụ Hoàng hậu.
Theo cung nữ Dung Nhi, "Hoàng đế Quang Tự không mấy chán ghét vẻ ngoài của Long Dụ Hoàng hậu. Điều khiến ngài khó chịu nhất là Hoàng hậu thường xuyên theo dõi mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của mình".
Mục đích của động thái này đương nhiên là để truyền đạt cho cô của bà là Từ Hi Thái hậu, hai người vốn có mối quan hệ huyết thống sâu sắc. Đây cũng là lý do quan trọng khiến Từ Hi đưa Long Dụ trở thành Hoàng hậu của Quang Tự.
Chúng ta đều biết, Quang Tự thực ra là Hoàng đế bù nhìn trong tay Từ Hi. Khi còn nhỏ, Quang Tự đã bị Từ Hi tự ý đưa lên ngai vàng, sau đó ngồi sau bức màn điều khiển mọi thứ.
Khi Quang Tự dần trưởng thành và bắt đầu tham gia vào chính sự, Từ Hi cảm thấy địa vị của mình bị đe dọa, bà biết rằng Quang Tự đã có thể gánh vác trách nhiệm của một Hoàng đế, tương lai nhất định sẽ tự lập tự cường. Để từng bước nắm lấy quyền lực của nhà Thanh, bà phải chuẩn bị từ trước và hạn chế Quang Tự phát triển quyền lực của mình.
Để đạt được mục tiêu này, lúc nào cũng phải có người ở bên Hoàng đế. Người này phải tuyệt đối trung thành và báo cáo mọi thông tin cho Thái hậu, và Long Dụ chắc chắn là ứng cử viên sáng giá nhất.
Long Dụ Hoàng hậu rất nghe lời Từ Hi, điều này cũng khiến Quang Tự cảm thấy vô cùng khó chịu, cuộc sống không có chút riêng tư, mọi việc ông làm đều nằm trong sự kiểm soát của Từ Hi. Điều này dẫn đến việc Quang Tự trút tất cả sự bất mãn và oán giận lên Long Dụ Hoàng hậu, và đương nhiên cũng không có tình cảm vợ chồng với bà.
Theo Dung Nhi, vào đêm tân hôn của hai người, Hoàng đế Quang Tự không hề chạm vào Hoàng hậu Long Dụ mà chỉ vén tấm rèm cô dâu của bà rồi quay đi.
Người này chính là Trân phi, bà có cùng lý tưởng chính trị với Quang Tự, ủng hộ những cải cách của Hoàng đế, nhưng đáng tiếc, bà đã bị Từ Hi sai người ném xuống giếng trong sự kiện liên quân tám nước kéo vào kinh thành.
Chính vì Hoàng đế Quang Tự ủng hộ phong trào cải cách lúc bấy giờ đã động đến lợi ích của Từ Hi Thái hậu, khiến bà vô cùng giận dữ. Vận mệnh của nhà Thanh hoàn toàn mất đi cơ hội cứu vãn, vị phi tần yêu quý cũng bị giết, khiến Quang Tự chán nản, ông chết vì u uất ở tuổi 38 (theo một số sử liệu ghi lại).
Long Dụ Hoàng hậu (ảnh tư liệu lịch sử)
Cái chết của Hoàng đế Quang Tự đồng nghĩa với việc Từ Hi Thái hậu phải tìm một Hoàng đế mới để tiếp tục duy trì địa vị đằng sau bức màn, và người này chính là cháu trai xa của bà, Phổ Nghi. Thế nhưng, Thái hậu đã qua đời một ngày sau cái chết của Hoàng đế Quang Tự. Sự ra đi đột ngột của Từ Hi cũng chuyển giao quyền lực cho Long Dụ Hoàng hậu và nhiếp chính lúc đó là Tái Phong.
Hai người này tuy có năng lực cai trị nhất định nhưng nhìn chung không thể ổn định được tình hình nhà Thanh lúc này, hơn nữa triều đình lúc đó đang gặp khó khăn trong và ngoài nước.
Vì vậy, vào năm 1912, Long Dụ Hoàng hậu đã ký thỏa thuận thoái vị với Phổ Nghi mới 6 tuổi, nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ, nhiếp chính Tái Phong mất tư cách nắm quyền nên chỉ có thể lựa chọn về nhà nghỉ hưu, trong khi Long Dụ Hoàng hậu tiếp tục nuôi Phổ Nghi, nhưng bà đã đột ngột qua đời không lâu sau đó.
Kỳ thực xét về năng lực, Long Dụ Hoàng hậu sinh ra trong một gia đình quyền quý, có khả năng đảm nhận trọng trách của một mẫu nghi thiên hạ, đáng tiếc là đã chọn sai vị trí và không tìm được hướng đi đúng đắn trong cuộc đời vì đã nghe theo sự sắp đặt của Từ Hi.
Long Dụ Hoàng hậu được hậu thế xem là vị Hoàng hậu đáng thương nhất Thanh triều, không được chồng yêu thương, cả đời khổ tâm vì triều đình, đau đớn nhất là chứng kiến nhà Thanh chính thức sụp đổ, trở thành một nét trầm trong dòng lịch sử chảy trôi.
Trong bức hình là 8 phi tần vào cuối triều đại nhà Thanh đang cùng ngồi chụp ảnh vào một buổi chiều. Có thể thấy, tất cả trang phục, phụ kiện của họ đều vô cùng lộng lẫy, toát lên dáng vẻ giàu sang, phú quý. Theo thông lệ, người ngồi hàng đầu luôn được cho là có chức vị và quyền lực cao hơn, tiếp đó là đến những người đứng sau.
Di Hòa Viên là công trình kiến trúc cung điện được xây dựng vào năm Càn Long thứ mười lăm và nằm giữa chân nam núi Trường Sinh và bờ bắc hồ Côn Minh. Nó có tổng chiều dài 728 mét, tổng cộng 273 phòng và 548 cây cột.
Với diện tích khổng lồ, nơi được mệnh danh là "Cung điện mùa hè" còn chính thức công nhận là "Di tích lịch sử thế giới" tại Trung Quốc vào năm 1998 với nhiều nét đẹp đặc biệt trong phong cách kiến trúc xây dựng và ý nghĩa phong thủy.
Vào thời nhà Thanh, đây là loại xe đạp một bánh chạy bằng sức người phổ biến nhất ở Tứ Xuyên. Nó có một lịch sử rất lâu đời và được cho là đã tồn tại vào thời của Gia Cát Lượng. Vào thời nhà Hán, người dân Tứ Xuyên đã thường xuyên sử dụng chiếc xe này để chuyên chở hàng hóa và người.