Sáng 16/6, tại Tổ hợp siêu thị Lotte Mart gần Ga trung tâm Seoul, Công ty Lotte Mart đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm chuối Việt Nam được phân phối tại chuỗi siêu thị Lotte.
Sáng 16/6, tại Tổ hợp siêu thị Lotte Mart gần Ga trung tâm Seoul, Công ty Lotte Mart đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm chuối Việt Nam được phân phối tại chuỗi siêu thị Lotte.
Ngày 4/4/2016 tại cảng Vladivostok , thành phố Vladivostok, tỉnh Primorie, Viễn Đông, Liên bang Nga, công-ten-nơ chứa 20 tấn chuối tươi Hưng Yên chính thức được thông quan. Số chuối này sẽ được phân phối tiêu thụ tại hai thành phố là Khabarovsk và Vladivostok. Đây là lần đầu tiên những nải chuối tươi của Việt Nam cập bến nước Nga.
Được biết Việt Nam đã từng xuất chẩu chuối sang thị trường Nga trong thời kỳ hàng đổi hàng trước đây và hiện nay cũng đang xuất khẩu khoảng 450 tấn chuối mỗi năm. Tuy nhiên, đây chủ yếu chỉ là loại chuối khô, chuối cấp đông.
Ngay khi lô hàng được thông quan, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok – Ông Huỳnh Minh Chính cùng một số cán bộ cơ quan Tổng lãnh sự quán đã có mặt ngay tại nơi xếp dỡ hàng để mở cánh cửa công-ten-nơ và chia sẻ niềm vui cùng chủ hàng, công ty Top Global có trụ sở tại thành phố Vladivostok. Để có được niềm vui này, trong thời gian qua Tổng lãnh sự quán đã tích cực đồng hành cùng với lãnh đạo công ty bạn, trực tiếp tham gia hỗ trợ, tư vấn ký kết hợp đồng với đối tác Việt Nam. Đây là một kết quả đáng mừng, một tín hiệu tốt cho triển vọng xuất khẩu rau, củ, quả tươi của Việt Nam sang Nga. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hai bên, với việc tiến tới triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu và Quy chế cảng tự do tại Vladivostok, hy vọng rằng các mặt hàng rau, củ, quả tươi của Việt Nam sẽ tiếp tục đi vào thị trường nước Nga thông qua cửa ngõ Vladivostok.
Ông Huỳnh Minh Chính và cán bộ Tổng lãnh sự quán chia sẻ niềm vui với
chủ hàng người Nga tại kho của Công ty nước bạn
Riêng về mặt hàng chuối, được biết hằng năm thị trường Nga tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn, bao gồm chuối tươi; chuối khô, sấy; chuối cấp đông và các sản phẩm từ chuối khác. Chiếm lĩnh thị trường này là chuối Equado, với khoảng 92% sản lượng tương đương 1,1 triệu tấn/năm. Riêng tại khu vực Vladivostok, Nga có 3 con tàu đông lạnh lớn chuyên để chở chuối tươi nhập khẩu từ Equado và Nam Mỹ. Qua xem xét thị trường, nhu cầu tiêu thụ về chuối của vùng Viễn Đông Nga còn rất lớn. Chủ hàng, ông Mắc-xim Vla-đi-mi-rô-vich, Chủ tịch Công ty Global cho biết, chuối Việt Nam không thua kém chuối khác về kích cỡ và chất lượng. Đáng lẽ ra thủ tục thông quan lô hàng này đã có thể nhanh hơn, nhưng vì đây là lần đầu trong nhiều năm chuối tươi Việt Nam thông quan tại cảng Vladivostok nên phía Hải quan Nga tỏ ý nghi ngờ có gian lận thương mại, cho rằng có thể đây là chuối Equado được quá cảnh qua Việt Nam rồi tái xuất sang Nga để tìm cách giảm thuế. Ngoài việc phối hợp với Tổng lãnh sự quán kiên trì chứng minh, thông tin về chuyến đi thăm Việt Nam của Thống đốc tỉnh Primorie - ông V.V. Miklushevskyi vào cùng thời gian đó cũng đã giúp giải phóng nhanh hơn lô hàng, ông nói thêm. Trong cái rủi có cái may. Sau vụ rắc rối đó, nhiều công ty ở nhiều vùng khác nhau ở Viễn Đông biết đến ông là người nhập khẩu chuối tươi từ Việt Nam nên đã liên hệ để được mua chuối của ông. Ông cũng cho biết hiện công ty ông đang tập trung vào thị trường Việt Nam và ông sẽ nhập khẩu nhiều loại sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Người tiêu dùng Nga không quá khó tính như tại một số thị trường khác và giá mua cũng cao hơn giá hiện một số doanh nghiệp đang bán cho thương lái Trung Quốc. Bạn cần chúng ta cung cấp chuối được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Do vậy, theo chủ doanh nghiệp xuất khẩu chuối tại Hưng Yên thì bà con nông dân và các nhà vườn cần tuân thủ các cam kết về chất lượng, để cung cấp được sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng mà bên đối tác đề ra. Nếu có sự ổn định về nguồn cung và bảo đảm của chính quyền, nhiều đối tác uy tín của Nga sẵn sàng thanh toán trước 70% hoặc thậm chí toàn bộ giá trị lô hàng.
Theo lời Lãnh sự phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại của Việt Nam tại Vladivostok: Để tham gia cung cấp chuối vào thị trường Nga không khó nhưng cũng không dễ. Các cơ sở xuất khẩu chuối Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn của phía bạn đề ra. Thời gian xuất hàng từ cảng Hải Phòng tới cảng đến Vladivostok là 12 ngày, thời gian kiểm tra làm thủ tục thông quan khoảng 05 ngày với bộ chứng từ (Giấy chứng nhận xuất xứ C/O, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Hóa đơn và phiếu đóng gói). So với nước xuất khẩu chuối lớn nhất vào thị trường Nga là Equado, chúng ta có lợi thế rất lớn về thời gian và chi phí vận chuyển. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Liên bang Nga, đồng Rub mất giá làm cho các nhà nhập khẩu vào thị trường này chịu nhiều tổn thất. Các mặt hàng chất lượng vừa phải, giá cả hợp lý là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng nước bạn. Việc đưa hàng hóa Việt Nam vào Nga để chiếm thị trường, tạo uy tín và thêm bạn hàng là vấn đề đáng quan tâm nên thực hiện ngay của các doanh nghiệp xuất khẩu. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga nói chung, và tại Vladivostok nói riêng luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu chuối (kể cả chuối lá, tươi hoặc khô) của EU (trừ Anh) trong 11 tháng năm 2020 đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 5,26 tỷ Eur (tương đương 6,36 tỷ USD), tăng 3% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu chuối bình quân của EU đạt 683 Eur/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong những nước xuất khẩu chuối vào EU, Việt Nam chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, nhưng giá chuối Việt Nam lại tăng mạnh ở mức rất cao. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2020, giá chuối Việt Nam nhập khẩu vào EU ở mức bình quân 3.192,9 Eur/tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam vào EU cao hơn rất nhiều so với các nguồn cung cấp khác: Ecuador 605 Eur/tấn; Colombia 588 Eur/tấn; Costa Rica 645,7 Eur/tấn …
Tuy giá cao ngất ngưởng nhưng nhập khẩu chuối từ Việt Nam vào EU lại giảm mạnh, với mức giảm tới 26,7% so với 11 tháng năm 2019 và chỉ đạt 14 tấn. Với lượng xuất khẩu nhỏ bé như vậy, Việt Nam chỉ đứng thứ 55 trong những thị trường cung cấp chuối cho EU. Trong khi đó, chuối vẫn đang là loại trái cây rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng và được nhập khẩu nhiều nhất vào khu vực này./.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chuối của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, nhập khẩu chuối của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2022.
Philippines tiếp tục là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Việt Nam, với kim ngạch đạt 900 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là Indonesia, với kim ngạch đạt 250 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong những năm gần đây, nhập khẩu chuối từ Campuchia vào Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,2 triệu tấn chuối từ Campuchia, tăng 20% so với năm 2021.
Chuối nhập khẩu chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ chuối cao. Chuối nhập khẩu được sử dụng cho cả mục đích tiêu dùng và chế biến.
Việc nhập khẩu chuối giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chuối trong nước, đặc biệt là vào những thời điểm sản lượng chuối trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, nhập khẩu chuối còn giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung chuối, nâng cao chất lượng chuối tiêu dùng trong nước.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu chuối của Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2021.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu chuối của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.