(Stxdd.thanhuytphcm.vn) Chiến thắng ngày 30/4/1975 vĩ đại có thể sánh với các chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa của ông cha xưa, là thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta hàng trăm năm chống ách thống trị dã man của thực dân, phát xít và những quân đội xâm lược hung hãn của chúng. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ thời khắc thiêng liêng khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được cắm lên trên sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền, báo tin vui Sài Gòn đã về tay nhân dân. Thời khắc thiêng liêng bao năm trông chờ, niềm vui hòa lẫn nước mắt trào dâng trưa ngày 30/4/1975.
(Stxdd.thanhuytphcm.vn) Chiến thắng ngày 30/4/1975 vĩ đại có thể sánh với các chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa của ông cha xưa, là thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta hàng trăm năm chống ách thống trị dã man của thực dân, phát xít và những quân đội xâm lược hung hãn của chúng. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ thời khắc thiêng liêng khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được cắm lên trên sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền, báo tin vui Sài Gòn đã về tay nhân dân. Thời khắc thiêng liêng bao năm trông chờ, niềm vui hòa lẫn nước mắt trào dâng trưa ngày 30/4/1975.
Nguồn hình ảnh, BBC/Getty Images
Ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa và chống Việt Nam ở Campuchia vốn âm ỉ lâu nay đã một lần nữa bùng lên liên quan đến Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV-DTA).
Các cuộc biểu tình phản đối Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã diễn ra ở một số nước ngoài Campuchia như Nhật Bản, Hàn Quốc trong những tuần gần đây. Những người biểu tình bày tỏ nỗi lo Campuchia sẽ bị Việt Nam cướp đất khi tham gia Tam giác Phát triển.
Các cuộc biểu tình phản đối do một số lực lượng đối lập với Đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền của cựu Thủ tướng Hun Sen tổ chức.
Không chỉ ở ngoài nước, theo Khmer Times, ngày Chủ nhật 18/8, phe đối lập ở nước ngoài bị cáo buộc đã kích động người dân biểu tình ở thủ đô Phnom Penh, kêu gọi chính phủ Campuchia rút khỏi CLV-DTA.
Khmer Times dẫn lời cảnh sát Campuchia cho biết tính đến ngày thứ Sáu 16/8, đã có 14 cá nhân bị bắt giữ vì có liên quan đến kích động biểu tình chống CLV-DTA, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra "cách mạng màu".
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Chhum Sucheat, tuyên bố trên mạng xã hội rằng không có dấu hiệu về bất kỳ phong trào hoặc cuộc tuần hành nào ở Campuchia.
Trước những căng thẳng liên quan đến Tam giác Phát triển này, Việt Nam vào ngày thứ Năm 22/8 đã ra tuyên bố nhấn mạnh đến ý nghĩa chiến lược của CLV-DTA.
“Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã đóng góp cho việc phát triển kinh tế-thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của ba nước, đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ.
Ra đời theo đề xuất vào năm 1999 của ông Hun Sen, lúc bấy giờ là thủ tướng Campuchia, Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam là một khu vực gồm 13 tỉnh thuộc 3 nước láng giềng:
Nguồn hình ảnh, Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket/Getty Images
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia trầm tích nhiều mâu thuẫn lịch sử liên quan đến lãnh thổ, chính trị và vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến lật đổ Khmer Đỏ.
Gần đây, quan hệ này lại xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới, chẳng hạn kênh đào Phù Nam Techo và quân cảng Ream, những dự án có vai trò nổi bật của Trung Quốc.
Từ những mâu thuẫn ấy, các phe nhóm chính trị Campuchia luôn sẵn sàng kích hoạt ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc và tâm lý chống Việt Nam.
Mỗi khi ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa được thổi lên, cộng đồng người Việt tại Campuchia, trong đó có bộ phận rất lớn không có tư cách công dân và sống với thân phận ngoài rìa xã hội, lại trở thành mục tiêu của các hành vi phân biệt.
Vấn đề biên giới với Việt Nam luôn là chủ đề nhạy cảm tại Campuchia.
Từ năm 2006, Việt Nam và Campuchia đã khởi động việc cắm mốc, phân giới trên đất liền theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 2005.
Cho đến nay, hai nước đã hoàn thành 84% công việc phân giới, cắm mốc biên giới.
Từ nhiều năm qua, ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập đã bị chính quyền giải tán, đã dẫn dắt các hoạt động chống Việt Nam và chính quyền Hun Sen, giương cao khẩu hiệu Việt Nam cướp đất Campuchia.
Ông Rainsy thường xuyên cáo buộc chính phủ Campuchia đã nhượng đất cho Việt Nam, cho phép người nhập cư Việt Nam sinh sống trái phép tại đây.
Nhà nghiên cứu độc lập Rim Sokvy, trong buổi trao đổi với BBC News Tiếng Việt tại Phnom Penh vào ngày 1/8, nói:
"Ở Campuchia, nếu bạn xem mạng xã hội sẽ thấy nhiều người thể hiện ý kiến của họ với thủ tướng rằng họ không muốn quốc gia bị mất thêm đất, họ không tin tưởng Việt Nam.”
“Tôi nghĩ một trong các lý do có thể là trong quá khứ, Việt Nam đã chiếm đất của Campuchia. Và ngày nay vẫn còn nhiều người quan ngại là đất của Campuchia có thể bị Việt Nam chiếm."
Ông Kimkong Heng, nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Phát triển Campuchia (Cambodia Development Center), vào ngày 21/8 nhận định với BBC News Tiếng Việt:
"Vẫn còn tâm lý chống Việt Nam hằn sâu ở Campuchia liên quan đến lịch sử Campuchia và Việt Nam, cũng như cách mà chính phủ Campuchia xử lý những vấn đề liên quan đến Việt Nam và vấn đề người Việt Nam di cư qua Campuchia."
"Đã có việc trấn áp những người biểu tình chống Tam giác Phát triển. Ngày Chủ nhật 18/8, đã có thông tin hàng chục người bị bắt giữ khi muốn tham gia biểu tình chống CLV-DTA. Cuộc biểu tình đã không diễn ra."
"Có hai diễn ngôn mang tính đối chọi nhau về CLV-DTA. Chính phủ và những người ủng hộ cố gắng cho thấy sự ủng hộ, tuyên bố CLV-DTA sẽ giúp các tỉnh của Campuchia phát triển, trong khi nhóm khác thì lo lắng và cảnh báo Campuchia sẽ bị mất bốn tỉnh vào tay Việt Nam trong tương lai."
"Họ đã kêu gọi chính phủ cân nhắc lại CLV-DTA. Vấn đề này một lần nữa làm bùng lên tâm lý dân tộc và chống Việt Nam ở Campuchia," ông nói.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến hết ngày 14/12 (nhằm ngày 14-16/11 Âm lịch). Trong các ngày diễn ra lễ hội, Ban quản lý khu di tích Gò Tháp và Ban hội hương tổ chức các nghi lễ long trọng theo phong tục cổ truyền như các lễ: Cầu an, thỉnh sanh, tế thần nông và lễ bái cúng hai vị anh hùng dân tộc là Đốc Binh Kiều và Thiên Hộ Dương...
Du khách thập phương cùng dâng hương bày tỏ lòng biết ơn công đức đối với hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong công cuộc chống giặc giữ nước tại vùng Đồng Tháp Mười nửa cuối thế kỷ XIX. Du khách còn đến viếng miếu bà Chúa Xứ, thăm các khu di tích khảo cổ tại địa phương, tham gia các trò chơi dân gian, mua sắm tại các gian hàng.
Khách tham quan triển lãm trưng bày các hiện vật của nền văn hóa Óc Eo tại lễ hội.
Lễ giỗ Thiên hộ Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (Đốc Binh Kiều) là một trong hai lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Gò Tháp và đã trở thành một trong những lễ hội lớn ở các tỉnh Nam bộ. Đây cũng là dịp để tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, nêu cao tinh thần kiên cường bất khuất của những vị anh hùng dân tộc đã làm rạng danh vùng đất Đồng Tháp Mười.
Khu di tích Gò Tháp được quy hoạch tổng thể có diện tích 300ha với bốn hạng mục chính là: Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha; khu rừng sinh thái 166 ha; khu dịch vụ 54 ha và khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha. Quần thể di tích này h ội tụ 3 loại hình: Di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng, đây cũng là nơi lưu giữ đồng thời cũng là nơi lưu dấu di tích thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cùng nhiều dấu ấn quan trọng của nền văn hóa Óc Eo cách đây hơn 1.500 năm.
Với bề dày lịch sử truyền thống và văn hóa, Khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là khu di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Trong tương lai, Khu di tích lịch sử văn hóa khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp kết hợp với đồng sen Tháp Mười trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh với chủ đề "Vương quốc sen và văn hóa tâm linh," đưa Gò Tháp trở thành trung tâm văn hóa du lịch của tỉnh, là điểm đến của du khách khi về miền Tây Nam bộ.Dịp này, UBND tỉnh Đồng Tháp khánh thành Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương - một công trình thuộc Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp.