Trên thực tế trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chúng ta thấy rằng nợ xấu là điều mà các tổ chức tín dụng đặc biệt quan tâm. Vì nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Vậy việc nợ xấu được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này cụ thể như sau.
Trên thực tế trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chúng ta thấy rằng nợ xấu là điều mà các tổ chức tín dụng đặc biệt quan tâm. Vì nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Vậy việc nợ xấu được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này cụ thể như sau.
Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.
Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:
“Điều 11. Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo đó, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Do đó, lịch sử tín dụng về nợ xấu sẽ được CIC xóa kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực tức là ngày bạn tất toán khoản vay.
Vậy để tránh rơi vào nợ xấu không đáng có, chúng ta cần lưu ý 4 điều sau:
– Trả nợ đúng hạn: Sử dụng các ứng dụng quản lý và tra cứu khoản vay/ thẻ tín dụng nhanh, giúp bạn thanh toán khoản vay/ nợ thẻ tín dụng trực tuyến dễ dàng và đặt lịch hẹn để trả nợ đúng ngày.
– Không vay tiêu dùng nhiều nơi: Hạn chế việc quên các khoản vay gây nợ xấu.
– Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân và mã OTP cho bất kỳ ai: Tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng dùng thông tin của bạn đi vay nợ.
– Đảm bảo nợ cần trả hàng tháng không quá 50% thu nhập.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy cụ thể nợ xấu là gì? Người vay phải chịu hậu quả như thế nào khi phát sinh nợ xấu?
quy định, nợ xấu là khoản nợ được ngân hàng phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5.
Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, các khoản nợ quá hạn thanh toán trên 90 ngày sẽ bị coi là nợ xấu.
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm, trong nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4, 5:
- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày;
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ký văn bản thu hồi khoản nợ (sau đây gọi là ngày có quyết định thu hồi):
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, các khoản nợ có thể được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn. Mời bạn đọc xem chi tiết: Cách phân loại nợ theo Thông tư 31
Để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Trước khi quyết định vay vốn, người vay nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
- Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
- Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
- Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.
Nếu có thắc mắc về các chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ