Các mẫu xe Suzuki đang bán tại thị trường Việt Nam hiện được trang bị Hộp số tự động có cấp (XL7, Ertiga, Ciaz) hoặc Hộp số tự động vô cấp CVT (Swift), đi kèm với công tắc Over Drive (O/D) và chức năng Kick Down, cho phép xe lựa chọn hộp số phù hợp…
Các mẫu xe Suzuki đang bán tại thị trường Việt Nam hiện được trang bị Hộp số tự động có cấp (XL7, Ertiga, Ciaz) hoặc Hộp số tự động vô cấp CVT (Swift), đi kèm với công tắc Over Drive (O/D) và chức năng Kick Down, cho phép xe lựa chọn hộp số phù hợp…
S29group.com chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng quà tặng,đồ thờ cúng ,đồ phong thủy,Tượng phật,logo công ty bằng đồng nguyên chất.Hàng chuẩn đẹp,nhiều mẫu đẹp,mới.Giá thành rẻ nhất toàn quốc Mọi thông tin liên hệ:S29Group.com Sài Gòn:58 Xuân diệu,phường 4,quận Tân Bình ,Tp.Hồ Chí Minh Tell:0938905333 Ms Minh 03831888666 Long 0989533535 Mr Trung 0363223366 Mr Quân Hà Nội:387 Giải Phóng ,Thanh Xuân,Hà Nội Tell:0986896995 Email:[email protected]
1. Những trường hợp được cấp giấy thông hành:
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào;
- Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
- 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
- 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
- Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.
- Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi: tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành theo mẫu M01 phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi người đó thường trú.
- Đối với công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có chung đường biên giới với Lào nơi công dân có hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở.
- Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ. Nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
- Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biên giới Lào–Việt Nam là biên giới quốc tế giữa hai quốc gia Lào và Việt Nam. Biên giới dài 2.161 km (1.343 m) và chạy từ điểm giáp ranh với Trung Quốc ở phía bắc đến điểm giáp ranh với Campuchia ở phía nam.
Biên giới bắt đầu từ phía bắc tại điểm giao nhau với Trung Quốc và chạy trên bộ theo hướng đông nam. Sau đó, nó quay về phía tây, sử dụng một thời gian ngắn qua sông Nam Sam, trước khi rẽ ngoặt sang hướng đông nam và đi theo dãy Trường Sơn và trong một thời gian, sông Sepon, kết thúc tại ngã ba biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam.[1]
Trong lịch sử, dãy Trường Sơn là ranh giới tự nhiên giữa các vương quốc Việt Nam ở phía đông và các vương quốc Lào, Thái và Khmer ở phía tây.[1] Từ những năm 1860 Pháp bắt đầu thiết lập sự hiện diện trong khu vực, ban đầu là ở Campuchia và Việt Nam hiện đại, và thuộc địa của Đông Dương thuộc Pháp được thành lập vào năm 1887.[1][2] Tại thời điểm này, Lào là một phần của Vương quốc Xiêm (tên cũ của Thái Lan), tuy nhiên nó là sát nhập vào Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1893 sau chiến tranh Pháp-Xiêm.[1][2][3] Ngày chính xác của việc phân định biên giới là không rõ ràng; Nghiên cứu về ranh giới quốc tế cho rằng "Cơ sở pháp lý của ranh giới Lào-Việt-Nam có lẽ bắt nguồn từ các hiệp ước và phong tục cổ đại được sửa đổi hoặc làm cụ thể hơn bằng các sắc lệnh của chính quyền Đông Dương"[1] Một phần của biên giới được phân định vào năm 1916 sau một cuộc tranh chấp, và các bản đồ của Pháp được vẽ trong thời kỳ thuộc địa được sử dụng làm cơ sở cho biên giới quốc tế sau này.[1][2]
Lào giành được độc lập một phần từ Pháp vào năm 1949, giành độc lập hoàn toàn vào năm 1953, tiếp theo là Việt Nam vào năm 1954. Việt Nam được phân chia thành Bắc và Nam Việt Nam cách nhau một Khu phi quân sự của Việt Nam, với Lào giáp với cả hai thực thể.[1] Trong chiến tranh Việt Nam, biên giới này là nơi quân giải phóng Miền Nam Việt Nam mượn đường băng qua các đường tiếp tế, đáng chú ý nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, khiến nó bị ném bom nặng nề bởi lực lượng Mỹ.[2] Sau chiến thắng của phe Cộng sản vào năm 1975 ở cả Việt Nam và Lào, một hiệp ước biên giới được ký kết vào năm 1976 dựa trên đường biên giới thời thuộc địa.[2] Sự phân định biên giới đã được tiến hành từ năm 1979–84.[2] Một vài điều chỉnh nhỏ được thực hiện vào năm 1986.[2]
Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km[1][2].
Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt, xuống tới đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và sông Đồng Nai, tiếp xúc trực tiếp với quốc gia láng giềng là vương quốc Khmer (tức vương quốc Cao Miên, Chân Lạp) của người Khmer. Vương quốc này từng có thời kỳ là Đế quốc Khmer lớn mạnh (trong thế kỷ IX đến thế kỷ XV) trước Đại Việt và Chăm Pa.
Điều kiện hình thành nên biên giới Việt Nam-Campuchia gồm hai yếu tố: đó là sự phát triển của Đại Việt như đế quốc ở khu vực Đông Nam Á (thôn tính Chiêm Thành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn các thế kỷ XV-XVII). Kết hợp với sự suy yếu của Đế quốc Khmer, trong nội trị (để hoang hóa lãnh thổ (vùng Thủy Chân Lạp), tranh chấp nội bộ), và bị ngoại xâm (thu hẹp lãnh thổ và can thiệp bởi các vương quốc Thái Lan cổ (Ayutthaya, Xiêm La)), từ thời điểm cực thịnh trước thế kỷ XV đến khi tiếp xúc với người Việt vào thế kỷ XVII, và tiếp về sau. Hai điều kiện này đảm bảo cho người Việt khai mở và xâm lấn, trong các thế kỷ XVII - XIX, một vùng đất mới ở phương nam vốn từng thuộc Đế quốc Khmer, vượt qua lãnh thổ Chiêm Thành.
Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và đông bắc-tây nam, đi qua biên 9 tỉnh của Campuchia (là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot), và 10 tỉnh của Việt Nam (là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang). Đường biên giới này có điểm bắt đầu là cột mốc ngã ba Việt Nam-Lào-Campuchia, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum.
Các xã biên giới của Việt Nam[7] (tổng cộng 101 xã):
Các xã biên giới của Campuchia (tổng cộng 80 xã):
Từ năm 2006 đến năm 2015, hai bên đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1137 km; xác định được 260 (trên thực địa)/314 (theo hiệp định) vị trí mốc (đạt 84,1%); xây dựng được 305 (trên thực địa)/371 (theo hiệp định) cột mốc (đạt 82,2%); quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Campuchia[17].
Biên giới Việt Nam-Campuchia bắt đầu được hình thành từ thế kỷ XVII-XVIII, dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (Cochinchine) của nước Đại Việt: ban đầu bao quanh xứ Sài Gòn-Đồng Nai vào thế kỷ XVII, đến thế kỷ XVIII thêm đường bao quanh xứ Hà Tiên ven bờ vịnh Thái Lan tới tận Vũng Thơm (Sihanoukville), Cần Vọt (Kampot). Sang cuối thế kỷ XVIII quá trình Nam tiến của người Việt kết thúc, và tới đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, đường biên giới này đã được nối liền và định hình rõ gồm chủ yếu biên giới giữa trấn Gia Định (1802-1808) hay Gia Định Thành (1808-1832), sau là Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine) (1832-1867) của nước Đại Nam (Việt Nam) với Vương quốc Cao Miên. Tuy nhiên, biên giới này không ổn định, (đặc biệt là giai đoạn 1835-1840, phần lớn Cao Miên bị sáp nhập vào Đại Nam thành Trấn Tây Thành (với cơ chế hành chính gần giống như Gia Định Thành)). Từ giữa thế kỷ XIX (1841-1867), đến khi thực dân Pháp chiếm đóng Nam kỳ (1862-1867) và áp đặt chế độ bảo hộ ở Cao Miên (1863), đường biên giới này khá ổn định, và được công nhận quốc tế bởi hòa ước 3 bên Đại Nam-Cao Miên-Xiêm La (1845)[18][19]. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Nam Kỳ, Cao Miên và sau là toàn cõi Đông Dương, biên giới Việt Nam-Campuchia chỉ mang tính chất là đường ranh giới hành chính giữa các xứ Việt Nam thuộc Pháp với xứ Campuchia thuộc Pháp đều nằm trong Liên bang Đông Dương (1887-1954), bao gồm hai phần: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp (CochinChina Française) và Campuchia được hoạch định bởi thỏa ước Pháp-Campuchia năm 1873, đã được phân giới cắm mốc nhưng đến nay còn rất ít dấu tích trên thực địa. Đoạn biên giới giữa hai xứ bảo hộ của Pháp là Trung Kỳ (Annam) và Campuchia không có văn bản phân định đường biên giới, chỉ có nghị định xác định ranh giới với các tỉnh Trung Kỳ, chưa được phân giới cắm mốc. Hai phần biên giới trên đã được chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Liên bang Đông Dương xuất bản. Đường biên giới pháp lý giữa hai nước Việt Nam và Campuchia hiện nay, trên cơ sở kế tục đường biên giới do Pháp để lại sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, cũng chính đường ranh giới (bản đồ Bonne) khá ổn định giữa các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu và giữa thế kỷ XX (1914-1945 và 1945-1954).[20]