Vì Sao Cổ Phiếu Tăng Giảm

Vì Sao Cổ Phiếu Tăng Giảm

Theo kế hoạch, CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) sẽ mua lại 370 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 23/10 đến ngày 21/11/2024. Tại 5 phiên giao dịch đầu tiên, doanh nghiệp đã mua vào hơn 57 triệu đơn vị, với ngày đầu tiên ghi nhận khối lượng lớn nhất (hơn 19,1 triệu đơn vị).

Theo kế hoạch, CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) sẽ mua lại 370 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 23/10 đến ngày 21/11/2024. Tại 5 phiên giao dịch đầu tiên, doanh nghiệp đã mua vào hơn 57 triệu đơn vị, với ngày đầu tiên ghi nhận khối lượng lớn nhất (hơn 19,1 triệu đơn vị).

Mức sụt giảm thể hiện rõ khó khăn chung trong ngắn hạn của nền kinh tế thế giới

"Trong tổng vốn FDI đăng ký, thì cấu phần vốn đầu tư điều chỉnh tăng mạnh cả về vốn đầu tư, cũng như số lượt dự án điều chỉnh trong năm 2022 so với cùng kỳ năm trước: Tăng 12,2% về số vốn và tăng 12,4% về số lượt dự án điều chỉnh. Mức tăng này đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư của Việt Nam an toàn, nên họ đã đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu.", bà Hương nhận định.

Bà cũng phân tích, nếu loại trừ yếu tố đột biến trong quý I/2021 (loại trừ 4,41 tỷ USD của 2 dự án cấp mới), thì tổng vốn FDI đăng ký năm 2022 vẫn tăng 3,64% so với năm 2021, trong đó: Vốn đăng ký cấp mới tăng 14,9%, vốn điều chỉnh tăng 12,2%, góp vốn giảm 25,2%.

Mức sụt giảm này đã thể hiện rõ khó khăn chung trong ngắn hạn của nền kinh tế thế giới, cũng như của Việt Nam trước nhiều rủi ro và biến động trong năm 2022. Đó là xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên thế giới và tại Việt Nam, do ảnh hưởng từ một số yếu tố cơ bản, như : (1) Xung đột chính trị tại một số quốc gia trên thế giới; (2) Áp lực giá cả và lạm phát tăng cao; (3) Nhu cầu hàng hóa toàn cầu có xu hướng giảm; (4) Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt; (5) Đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục hoàn toàn.

"Những yếu tố này đang gây áp lực giảm đáng kể lên dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam, tác động làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022", bà Nga nói.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ vốn FDI thực hiện/đăng ký tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022 cao hơn những năm trước

Về tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam, theo bà Nga, đây là vốn của nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, ngoài các dự án đầu tư mới còn bao gồm các dự án đầu tư từ những năm trước đã đầu tư thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại.

Do môi trường chính trị ổn định và nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ, các địa phương, nên trong thời gian vừa qua, mặc dù tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có sự sụt giảm, nhưng vốn đầu tư thực hiện kể cả những năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn không bị sụt giảm mạnh như vốn đăng ký.

Bảng: Mức độ tăng/giảm của vốn FDI thực hiện

Vốn đăng ký (loại trừ 2 dự án 4,41 tỷ USD năm 2021)

Về nguyên nhân làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện/đăng ký tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022 cao hơn những năm trước (những năm trước tỷ lệ này từ 55-60%), bà Nga chỉ rõ, trong năm 2020 và 2021, vốn đăng ký của các dự án đầu tư mới và đầu tư theo phương thức góp vốn mua cổ phần trong giai đoạn 2020-2022 vẫn tiếp tục xu hướng giảm cả về số lượt góp vốn mua cổ phần lẫn giá trị vốn góp.

Đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư trên thế giới nói chung và Việt Nam, bởi đặc thù của các dự án đăng ký cấp mới và dự án M&A cần có sự tham gia trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Bước sang năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt trên thế giới và tại Việt Nam, nhưng kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, khó khăn, đã tác động làm chững lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam, tác động làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là những tháng cuối năm 2022.

Trong đó, đầu tư theo phương thức góp vốn mua cổ phần tiếp tục xu hướng giảm, bởi tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài muốn bảo toàn giá trị đồng vốn đầu tư trong bối cảnh giá cả và lạm phát trên thế giới tăng cao. Nhiều quốc gia thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ; các dự án đăng ký cấp mới cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn.

"Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, kinh tế thế giới phục hồi, các yếu tố ảnh hưởng trên được cải thiện tích cực, thu hút vốn FDI đăng ký vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, các dự án đầu tư mới vào nhiều thì tỷ lệ vốn FDI thực hiện/vốn đăng ký có thể quay lại mức như trước dịch, khoảng 55-60%", bà Nga đưa dự báo./.

Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu. Ảnh: Reuters

Lệnh cấm xuất khẩu lương thực không phải là mới. Hồi tháng 10-2007, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường, sau đó tạm dỡ bỏ và cho triển khai trở lại vào tháng 4-2008. Động thái này khiến giá gạo trên toàn tăng gần 30% lên mức cao kỷ lục.

Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, số lượng quốc gia áp đặt các hạn chế xuất khẩu lương thực đã tăng từ 3 lên 16 nước, theo IFPRI. Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ, Argentina cấm xuất khẩu thịt bò, Thổ Nhĩ Kỳ và Kyrgyzstan cấm một loạt sản phẩm ngũ cốc. Các chuyên gia cảnh báo lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ gây ra rủi ro lớn hơn. Theo Ashok Gulati và Raya Das của Hội đồng nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế của Ấn Độ (ICRIER), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Delhi, lệnh cấm “chắc chắn sẽ dẫn đến giá gạo trắng trên thế giới tăng vọt” và sẽ “ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực ở nhiều quốc gia châu Phi”.

Theo BBC, Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu. Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cũng nằm trong danh sách những nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Trong số những nhà nhập khẩu lớn gạo Ấn Độ có thể kể đến Trung Quốc, Philippines và Nigeria. Những khách hàng khác, như: Indonesia và Bangladesh, cũng mua một lượng lớn gạo khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trong nước. Tại châu Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo cao và ngày càng tăng. Ở các nước như Cuba và Panama, gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính trong các bữa ăn gia đình. Ở một số quốc gia khác, ít nhất 90% lượng gạo nhập khẩu đến từ Ấn Độ.

Tại nhiều nước châu Phi, thị phần nhập khẩu gạo của Ấn Độ vượt quá 80%, theo IFPRI. Lệnh cấm xuất khẩu gạo chủ yếu ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương, những người dành phần lớn thu nhập của họ để mua thực phẩm. “Giá cả tăng cao có thể buộc họ phải giảm lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, đồng thời chuyển sang các sản phẩm thay thế nghèo dinh dưỡng hoặc giảm chi tiêu cho các nhu yếu phẩm cơ bản khác như nhà ở và thực phẩm”, bà Mustafa nhấn mạnh.

Năm ngoái, Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn gạo sang 140 quốc gia. Trong tổng số này, 6 triệu tấn được làm từ gạo trắng Indica tương đối rẻ. Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu gạo Indica. Điều này xảy ra sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái và việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo tẻ thường.

Hiện nay, Ấn Độ đang dự trữ khoảng 41 triệu tấn gạo, cao gấp 3 lần so với yêu cầu dự trữ. Số gạo này được cất trong các kho dự trữ chiến lược và hệ thống phân phối công cộng (PDS), cho phép hơn 700 triệu người nghèo tiếp cận với lương thực giá rẻ. “Tôi nghĩ rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường của Ấn Độ về cơ bản là một biện pháp phòng ngừa. Tôi hy vọng, đó chỉ là biện pháp tạm thời”, Joseph Glauber thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) bày tỏ.

Bao giờ thị trường gạo sẽ ổn định?

Thái Lan là nhà xuất gạo lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ. Ngày 2-8, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) dự đoán tình hình bất ổn trên thị trường gạo sẽ kéo dài đến hết nửa cuối năm 2023.

Theo Chủ tịch danh dự TREA Chukiat Opaswong, một số quốc gia sản xuất lúa gạo đang chuẩn bị cho đợt hạn hán do El Nino gây ra dự kiến trong cuối năm nay và năm 2024. El Nino được kích hoạt bởi sự gia tăng nhiệt độ bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương, dẫn đến một giai đoạn nóng lên toàn cầu. Hiện tượng tự nhiên này thường xảy ra từ 2 đến 7 năm/lần và dẫn đến lượng mưa ít hơn ở Đông Nam Á và miền nam Australia.

Ông Chukiat cho biết, ngoài việc theo dõi chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ, các nhà xuất khẩu Thái Lan cũng cần theo dõi tình hình mưa và lên kế hoạch phù hợp, đặc biệt là trong mùa thu hoạch vào tháng 12. Ông cho biết thêm, trong điều kiện bình thường, Thái Lan sản xuất khoảng 20 triệu tấn gạo hằng năm, trong đó khoảng 12 triệu tấn tiêu thụ nội địa và 7-8 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Tác động của El Nino có thể làm giảm sản lượng từ 1 đến 2 triệu tấn, điều này sẽ làm tăng giá gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Thái Lan sẽ cấm xuất khẩu gạo.

Trong một động thái mới, ngày 3-8, Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia (ONWR) của Thái Lan đã kêu gọi nông dân trên cả nước chuyển sang “các loại cây trồng ít tốn nước hơn và có thể thu hoạch nhanh chóng”. Tổng thư ký ONWR Surasri Kidtimonton cho biết, lượng mưa tích lũy thấp hơn 40% so với bình thường, cho thấy nguy cơ thiếu nước cao. Việc quản lý nước ở Thái Lan nên “tập trung vào nước để uống”, cũng như “nước để canh tác, chủ yếu là cho cây lâu năm”.

Cây lâu năm là loại cây trồng có thể mọc lại sau khi thu hoạch và không cần phải trồng lại hằng năm, khác với cây trồng hằng năm. Lúa được coi là cây trồng hằng năm. Đối với mỗi ki-lô-gam lúa nguyên liệu được trồng, cần trung bình 2.500 lít nước. Trong khi đó, các loại cây trồng thay thế như kê cần từ 650 đến 1.200 lít nước cho cùng một lượng thu hoạch.

Nếu nông dân Thái Lan chấp hành theo khuyến nghị trên, sản lượng gạo ở Thái Lan có thể giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn tới giá gạo thế giới tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, theo Oscar Tjakra, nhà phân tích chính tại Rabobank, nông dân Thái Lan có thể vẫn chọn trồng lúa do môi trường hiện tại với giá gạo xuất khẩu cao trên toàn cầu.

PHƯƠNG LINH (theo BBC, RFI, gavroche-thailande.com)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Tính đến ngày 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,72 tỷ USD, bằng 89% (tức giảm 11%) so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giảm 11%, nhưng theo bà Phí Thị Hương Nga, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, thu hút vốn FDI vẫn có những tín hiệu tích cực.