Trong bối cảnh lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37% (310 – 315 tỷ m3/năm), nhưng sử dụng còn lãng phí, thách thức về an ninh nguồn nước đang là vấn đề lớn, theo đánh giá của Chính phủ.
Trong bối cảnh lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37% (310 – 315 tỷ m3/năm), nhưng sử dụng còn lãng phí, thách thức về an ninh nguồn nước đang là vấn đề lớn, theo đánh giá của Chính phủ.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An nằm trên địa bàn xã Hưng Tây và xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên đường quốc lộ 1A, quốc lộ 46A, quốc lộ 46B nên các hoạt động trao đổi mua bán khá tấp nập giúp cho quá trình tiêu thị hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Từ đó thu hút đông đảo người lao động từ các tỉnh đổ về các khu cho thuê nhà xưởng hứa hẹn sẽ mang đến nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu công nghiệp miền Trung.
Từ khu công nghiệp VSIP Nghệ An:
Với lợi thế đó mà cho thuê kho hay cho thuê nhà xưởng cũng đang là 1 hình thức kinh doanh tại các khu công nghiệp, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng như phát triển kinh tế nước ta.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tập trung vào việc phát triển thành khu công nghiệp hàng đầu của tỉnh Nghệ An. Thu hút được lực lượng lao động đông đảo. Vì thế các tiện ích và dịch vụ phải được đặt nên hàng đầu tại nơi cho thuê nhà xưởng. Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động:
(Baonghean.vn) - Nghi Lộc vốn được biết đến là một trong những vùng đất có giọng nói đặc trưng nhất Nghệ An với ngôn ngữ nói không dấu, nhiều âm bị biến thanh, biến sắc và dùng nhiều từ thổ ngữ. Và cũng là 'dân' Nghi Lộc nhưng giọng nói của vùng 'Phúc - Thái - Thọ' lại khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của huyện này.
Xem Clip chàng trai người Nghi Thái kể chuyện "Con rận":
Các xã Nghi Thái, Phúc Thọ trước nay vẫn được gọi chung là 'Phúc Thái Thọ'. Nhân dân các xã này sống trên một khu vực địa lý và có chung giọng nói, phong tục tập quán. “Ca co cuông, ca co đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là cách nói của họ. Tuy có nét chung nhưng với cư dân bản địa họ vẫn có thể phân biệt được 6 - 7 giọng nói khác nhau ngay cùng trên một xã như Nghi Thái. Sự khác biệt trong mỗi giọng nói căn cứ vào âm vực, độ nặng nhẹ khi phát âm. Đặc điểm chung của ngôn ngữ nói vùng Phúc Thái Thọ vẫn là câu từ mất dấu, sử dụng nhiều từ thổ ngữ và bị biến sắc như: 'toi – tỏi, cẳng – chân, oi – giỏ, gon – cói; chơ ma – nhưng mà, đi tầy – đi kìa, hấn lợ cây rây – lỡ việc thì ngại'…
Người dân Nghi Lộc thường sáng tác và lưu truyền nhiều bài thơ, bài vè bằng chất giọng quê mình với sự trìu mến và tự hào. Hiện nay trên các diễn đàn, mạng xã hội không khó để bắt gặp những câu thơ, câu hát, bài vè bằng giọng Nghi Lộc. Những câu chuyện có thật được kể bằng sự hài hước với chất giọng không thể lẫn vào đâu khiến nhiều người không kịp hiểu nhưng vẫn thấy rất buồn cười.
Bài vè của một ông đồ gửi cô bán hàng người Quỳnh Lưu được lưu truyền qua nhiều thế hệ người dân 'Phúc Thái Thọ' là một ví dụ:
O bán háng nay đã mấy tuồiNước o còn nọng hay đã nguồiTrên hạ lụng lặng một gói nẻmLơ thơ dưới mọc mấy quả chuồiBánh mỏng, bánh dày đều trơn mợKhoai môn, khoai ngá phải chấm muồi...
Cô bán hàng nước đã mấy tuổiNước cô còn nóng hay đã nguộiTrên treo lủng lẳng một gói nemLơ thơ dưới móc mấy qủa chuốiBánh mỏng bánh dày đều trơn mỡKhoai môn, khoai ngứa phải chấm muối
Khi chúng tôi đem thắc mắc về nguồn gốc giọng nói ở đây hỏi những người lớn tuổi nhất ở vùng 'Phúc Thái Thọ' thì không ai ở vùng “Nghi Lộc ngữ” hiểu vì sao dân quê mình lại nói như vậy. Họ chỉ biết rằng, thuở mình sinh ra đã nghe ông bà, cha mẹ nói và mỗi đứa trẻ ở đây sớm được truyền chất giọng đặc biệt này từ lúc bập bẹ học nói. Cứ thế đời này truyền qua đời khác nối nhau bằng chất giọng thân thương không lẫn vào đâu được. Người dân Nghi Thái, Phúc Thọ rất khó pha đổi giọng khi ra giao tiếp bên ngoài. Chính vì vậy họ thường sử dụng từ ngữ phổ thông bằng chất giọng bản địa khi giao tiếp với người ngoài vùng.
Ngoài mất dấu khi nói và nói nhanh, người Phúc Thọ còn dùng thêm một số từ đệm vào đầu câu hoặc cuối câu như: 'woa', giọng cũng được đai dài ra khiến nhiều người có cảm giác như thán từ…
Cùng xem đoạn clip đối thoại của người dân vùng 'Phúc Thái Thọ':
Một đoạn trò chuyện của 2 cô gái Phúc Thọ. Cô chị tên Thảo, cô em tên Nga:
- woa, Nga đi mô vê đo…? (Ôi, Nga đi đâu về đó?)
- Nga đi sang nha cô Binh vê. Chị Thao lấy Nga mánh nác vơi! (Nga đi sang nhà cô Bình về, chị Thảo lấy cho Nga miếng nước với)
- Răng đi ma không kêu chi Thao vơi, tiếc he (sao đi mà không kêu chị Thảo với, tiếc quá)
Không chỉ nói giọng khó nghe mà người Phúc Thọ còn dùng các phương ngữ, thổ ngữ như: 'nác là nước, kênh – cơm, mói - muối, cơi - sân, đọi - bát,...'
Ở Nghi Lộc có nhiều xã có cách nói khác nhau. Tiếng nào cũng khó nghe, khó hiểu. Thậm chí trong một xã có nhiều thôn chỉ cách nhau một con đường, đoạn kênh cũng đã khác nhau trong giọng nói. Và người 'Phúc Thái Thọ' vẫn thấy tự hào vì sự đặc biệt của mình với 'phần còn lại'. Người vùng này dẫu có bôn ba khắp 5 châu thì chỉ cần nghe giọng nói là nhận ra nhau, tìm đến, xích lại gần nhau.
Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ cho rằng, nguyên nhân của sự khác biệt này đầu tiên là hiện tương “na ná nhau” về thanh điệu. Nhưng về bản chất, đối với tai nghe của người nói tiếng Việt phổ thông thì “na ná nhau” chứ đối với người bản địa, các thanh điệu tiếng Việt ở đây vẫn được “tri nhận” ra sự khác nhau. Hiện tượng này được cho là rất “bình thường”. Vì, cho dù khó nghe đến đâu thì giọng nói của cư dân ở đây vẫn là giọng nói của những người nói tiếng Việt chính hiệu. Chỉ có điều là giọng nói ấy hoặc đã lưu giữ trạng thái tiếng Việt khá cổ xưa hoặc có những biến âm khá “đặc biệt” so với giọng phổ thông mà thôi.
Giọng nói của người 'Phúc Thái Thọ' không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống của bà con nơi đây mà còn góp phần làm phong phú thêm tiếng Nghệ và văn hóa người Nghệ.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An có tổng diện tích 750 ha trong đó diện tích đất công nghiệp là 367,6 ha được chia làm 2 giai đoạn, hiện tại đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và đang tiến hành giai đoạn. Có chủ đầu tư là Công ty TNHH VSIP Nghệ An. Hiện tại cho thuê kho đang được chính quyền đẩy mạnh chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư tại đây. Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đi vào hoạt động cách đây không lâu nhưng đã cho thấy sự phát triển khổng ngừng qua từng năm và hiện tại đã được lấp đầy.
Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp được xây dựng 1 cách đồng bộ hóa, nhiều tính năng, theo tiêu chuẩn của quốc tế. Trong đó có:
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tập trung chủ yếu sản xuất vào các ngành kinh doanh cho thuê kho xưởng, kho bãi, sản xuất đa sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.
Thời gian hoạt động: dự kiến là 50 năm kể từ lúc cấp quyền
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh.
Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Chính vì vậy quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.
Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Theo đó, Nhà nước đã ban hành các bộ luật đất đai, các kế hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội song song với bảo vệ môi trường đặc biệt là tài nguyên đất.
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, thể hiện những quan điểm đổi mới của Đảng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Luật Đất đai năm 2013 đã tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tạo ra những động lực mạnh mẽ cho phát triển đô thị, tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách.
Trong công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đáp ứng cơ bản quỹ đất để xây dựng các công trình y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao; xây dựng các khu xử lý chất thải, rác thải, đặc biệt là tại các đô thị, khu vực phát triển nông nghiệp; có kế hoạch và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc nhằm giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đến nay, trên 93,78% diện tích đất của cả nước được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Sử dụng tài nguyên đất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ và phát triển rừng. Việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ngày càng hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích mang lại những thay đổi tích cực cho quốc gia.
Thực hiện, thi hành Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng...
Nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Thực tế, ở nhiều đô thị nước ta, diện tích mặt nước, cây xanh bị san lấp; nhiều dự án quy hoạch diện tích dành cho công trình công cộng bị sử dụng sai mục đích; các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt đầu tư cơ sở hạ tầng.
Một trong những nguyên ngân của những tồn tại, bất cập nêu trên là do: Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất; một số nội dung quy định biểu hiện chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh. Tổ chức phát triển quỹ đất mặc dù đã được thành lập nhưng chưa được quan tâm bố trí nguồn lực đầy đủ để thực hiện chức năng tạo quỹ đất; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu …
Sửa đổi bổ sung giải quyết những vướng mắc
Nhằm giải quyết những hạn chế trước đó, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật đất đai 2023 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Luật đất đai 2023 phải thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai; đảm bảo kế thừa, ổn định hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy nguồn lực đất đai và khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất. Giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí, hoang hóa đất, sử dụng đất sai mục đích.
Bảo vệ tài nguyên đất cần tạo quỹ đất hợp lý cho các khu xử lý chất thải, rác đặc biệt là ở các đô thị và khu vực phát triển nông nghiệp; có cơ chế chính sách và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trồng đồi núi trọc giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu.
Việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.