Môi Giới Thương Mại Ở Việt Nam Là Gì Ạ

Môi Giới Thương Mại Ở Việt Nam Là Gì Ạ

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Hiện nay, các hoạt động trung gian thương mại đang rất phát triển đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Vậy, môi giới thương mại là gì? Có đặc điểm gì nổi bật so với các hoạt động trung gian thương mại khác?

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Hiện nay, các hoạt động trung gian thương mại đang rất phát triển đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Vậy, môi giới thương mại là gì? Có đặc điểm gì nổi bật so với các hoạt động trung gian thương mại khác?

Nội dung của hợp đồng môi giới

Hợp đồng môi giới là hợp đồng giữa bên được môi giới và bên môi giới, theo đó, bên môi giới giới thiệu bên thứ ba ký kết hợp đồng cho bên được môi giới hoặc cung cấp những điều kiện để cho bên được môi giới kí kết hợp đồng và được hưởng hoa hồng về việc môi giới này. Bên môi giới trong hợp đồng môi giới phải là thương nhân. Hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu gồm:

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ môi giới

– Bên môi giới có các nghĩa vụ sau:

1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

– Bên môi giới có các quyền sau:

Được hưởng thù lao môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng. Quyền hưởng thù lao của bên môi giới phát sinh từ thời điểm các bên đc môi giới ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hay cung ứng dịch vụ với nhau. Tuy nhiên, trong hợp đồng môi giới, các bên có thế thỏa thuận thù lao môi giới chỉ phát sinh sau khi hợp đồng giữa các bên được môi giới thực hiện.

– Bên được môi giới có các nghĩa vụ sau:

1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

– Bên được môi giới có các quyền sau:

1. Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và hoàn trả cho bên được môi giới 2. Yêu cầu bên môi giới không được cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.