Hậu Giang hội tụ các tiềm năng trở thành thị trường vệ tinh được nhà đầu tư quan tâm. Nhiều dự án đầu tư, đa dạng lĩnh vực từ chế biến, sản xuất đến bất động sản, dịch vụ, năng lượng và du lịch… đã về với địa phương.
Hậu Giang hội tụ các tiềm năng trở thành thị trường vệ tinh được nhà đầu tư quan tâm. Nhiều dự án đầu tư, đa dạng lĩnh vực từ chế biến, sản xuất đến bất động sản, dịch vụ, năng lượng và du lịch… đã về với địa phương.
Với Chiến lược quốc gia kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 - định hướng đến năm 2030 được ban hành năm 2022, theo ông Tuấn, bức tranh kinh tế số Việt Nam đã hiện hữu được hơn hai năm. Một số nét phác thảo có thể kể ra như: quy mô kinh tế số Việt Nam được đóng góp chủ yếu từ sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm tới 60% quy mô kinh tế số; doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin năm 2023 đạt 138,5 tỷ USD với số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt hơn 45.500 doanh nghiệp, doanh thu ngành công nghệ thông tin ở nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD với hơn 1.400 doanh nghiệp…
Giá trị đóng góp kinh tế số vào các ngành lĩnh vực mới chỉ đạt 40% quy mô kinh tế số, trong đó đóng góp chủ yếu cho kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực là những ngành, dịch vụ như thương mại điện tử, nội dung số, tài chính ngân hàng. Ở các nước phát triển, bình quân quy mô kinh tế số công nghệ thông tin tăng trưởng chỉ 7-8%/năm; ở Việt Nam cũng chỉ đạt được 10%/năm. Vụ trưởng Trần Minh Tuấn cho rằng để đạt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số Việt Nam đến năm 2030 đạt 30% GDP thì tốc độ tăng trưởng quy mô kinh tế số buộc phải đạt cỡ 20%/năm. Không gian phát triển kinh tế số lúc này chính là kinh tế số ngành, lĩnh vực.
Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020 kinh tế số của Việt Nam đóng góp 12% GDP. Nhưng đến năm 2023, kinh tế số đã đóng góp 16,5% GDP và với tốc độ tăng trưởng trên 20% một năm.
Bà Đào Phương Lan, Giám đốc Đầu tư thị trường Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng Đại diện Temasek Hà Nội, Công ty Temasek International Pte, cho biết những năm gần đây, nền kinh tế số của Đông Nam Á đã phát triển mạnh mẽ, trong đó đặc biệt là Việt Nam khi hai năm liên tiếp 2022 và 2023 duy trì vị trí là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Theo nghiên cứu của Temasek International Pte, 5 ngành hàng chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế số gồm: thương mại điện tử; vận tải và thực phẩm; du lịch trực tuyến; truyền thông trực tuyến; và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Theo bà Lan, xu hướng chuyển đổi dịch vụ tài chính từ offline sang online vốn được xem là không thể đảo ngược sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh toán số ở Việt Nam cũng thuộc diện tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng trưởng khoảng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và dự kiến tiếp tục tăng trưởng ổn định khoảng 13% trong giai đoạn 2023 - 2025.
Ông Trần Minh Tuấn cho biết để ngành kinh tế số giữ vai trò chủ lực, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo năm 2024 phải tập trung phát triển toàn diện vào 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; số hóa các ngành kinh tế; quản trị số và dữ liệu số. Dữ liệu phải được coi là yếu tố sản xuất, đầu vào cho mọi hoạt động kinh tế, công nghiệp công nghệ thông tin cần thúc đẩy phát triển để làm lực lượng sản xuất mới thúc đẩy số hóa các ngành kinh tế. Quản trị số là quản trị quốc gia, sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, từ giám sát, quyết định dựa trên dữ liệu, hay như việc thực thi trợ lý ảo cho cán bộ công chức để quản trị số.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, kinh tế số Việt Nam vẫn còn những bất cập và thách thức.
Thứ nhất, chuyển đổi số toàn dân toàn diện nhưng cũng cần phải đột phá, do vậy rất cần những dự án, đề án đột phá dẫn dắt và khơi thông tạo động lực cho phát triển kinh tế số. Nhưng trong thực tế vẫn đang còn thiếu những dự án, đề án kiểu này.
Thứ hai, việc kết nối chia sẻ mở dữ liệu còn hạn chế, chưa thực tiễn chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số, không có quản trị số...
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 23-2024 phát hành ngày 03/6/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Làn sóng ô tô ngoại ồ ạt vào Việt Nam
Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm, liên tục trong vòng 10 năm, dự kiến đến năm 2030 xuống 0%, điều này giúp người Việt ngày càng có cơ hội sở hữu các mẫu xe cao cấp. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cơ quan chức năng cần tổng kết, đánh giá, điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp ô tô trong nước trước làn sóng ô tô ngoại ồ ạt vào Việt Nam.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) chia sẻ tại “Tại tọa đàm Công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực hiện hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?” do Tạp chí Hải quan tổ chức sáng 24.5.
Tại tọa đàm, bà Nguyễn Ánh Tuyết - Trưởng tiểu ban Hải quan VAMA - cho biết, hiện Việt Nam đã tham gia và ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, có nhiều FTA cam kết về ô tô nguyên chiếc và có lộ trình giảm thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc về 0%.
Điển hình là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất nhập khẩu ô tô đã giảm về 0% từ năm 2018. UK/EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh, Việt Nam - châu Âu) sẽ đưa về mức 0% từ năm 2028. Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về 0% từ 2027.
Theo bà Tuyết, thực tế ngay sau khi cam kết bỏ thuế xuất nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi với sản phẩm đến từ các quốc gia ASEAN như Thái Lan và Indonesia và đã được thay thế bởi sản phẩm nhập khẩu.
Các đại biểu chia sẻ tại buổi tọa đàm.
Với việc thực hiện các cam kết của Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm và liên tục trong vòng 10 năm. Năm 2024, thuế nhập khẩu được áp dụng là 38,1%. Dự kiến đến năm 2030, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU xuống 0%.
Bà Tuyết dẫn chứng một chiếc xe phổ thông có giá khoảng 30.000 USD, khi nhập về Việt Nam năm 2024 phải nộp thuế nhập khẩu 38,1%, tương đương 11.430 USD, giảm 1.920 USD so với năm ngoái. Tuy nhiên, số tiền thuế này còn có thể giảm hàng chục nghìn USD đối với các mẫu siêu xe nhập khẩu.
“Điều này cho thấy, ngày càng có nhiều người Việt có cơ hội sở hữu các mẫu xe từ tầm trung, cao cấp cho đến xe siêu sang của các thương hiệu nổi tiếng như Mercedes-Benz, BMW, Audi, Porsche, Ferrari, Lamborghini, Bugatti...”, đại diện VAMA nhận định.
Ông Dương Bá Hải - Phó Trưởng phòng Phòng Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính - cho rằng, việc tham gia các FTA ngoài mang lại cơ hội cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam ngày càng gặp nhiều áp lực về cạnh tranh.
Việc xây dựng các chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô nói chung, xe ô tô điện hóa nói riêng trong thời gian tới cần được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng (bao gồm chính sách tài chính, chính sách đầu tư, quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng...).
Theo ông Hải, một số chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong nước đang trong quá trình thực hiện và sẽ kéo dài đến hết năm 2027. Cơ quan chức năng cũng cần tổng kết, đánh giá, điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp ô tô trong nước trước làn sóng ô tô ngoại ồ ạt vào Việt Nam.
Tại chương trình tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đức do Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức phối hợp cùng Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tổ chức mới đây, khi đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Đức muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và mở rộng đầu tư vào Việt Nam, TS.Wolfgang Manig – Đại biện, Đại sứ quán CHLB Đức cho biết: “Các nhà đầu tư Đức nên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và logistics tại Việt Nam”. Thời điểm “vàng” để đầu tư
Logistics đang là một trong những ngành “hút” nhà đầu tư Đức. Phân tích cơ sở của lời khuyên này có thể thấy đây là lời khuyên “vàng” khi logistics đang là một ngành còn nhiều dư địa để phát triển, môi trường kinh doanh đang ngày càng thuận lợi và những thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đang ngày được cắt giảm một cách quyết liệt. Thêm nữa, quý I/2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê là 7,38%, đây là con số tăng trưởng cao nhất từ 10 năm trở lại đây. Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng mạnh, ước đạt 55,5 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, những thuận lợi này đang tạo cơ hội cho dịch vụ logistics ở Việt Nam phát triển. Ngoài ra, với xu hướng các nhà đầu tư Đức nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài khác nói riêng đang có kế hoạch chuyển dịch cơ sở sản xuất, nhà máy sang Việt Nam như Úc, dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hoá sẽ càng được đẩy lên cao, đây tiếp tục là cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực logistics. Nói như vậy không có nghĩa, đến bây giờ nhà đầu tư Đức mới tìm hiểu và đầu tư vào ngành logistics Việt Nam. Nhắc đến nhà đầu tư Đức trong ngành này tại thị trường Việt Nam khó có thể không nhắc đến nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới của Đức DHL đã công bố mở thêm đường bay mới trong khu vực châu Á, nhằm kết nối chuyển phát nhanh giữa Bangkok (Thái Lan), Hà Nội và Hồng Kông từ năm 2014. Theo đó đường bay này có tần suất là 5 chuyến/tuần. Sau đó, cũng trong năm 2014, DHL đã tăng tần suất bay kết nối giữa Penang (Malaysia), TP.HCM và Hồng Kông từ 5 lên 6 chuyến/tuần, nhờ đó tăng 20% khả năng xử lý hàng trên tuyến đường bay này. Còn nhớ, DHL chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 1988 và đã liên tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây, DHL đã đầu tư 12 triệu USD, chiếm hơn 30% trong tổng vốn đầu tư 37 triệu USD của Tập đoàn ở Việt Nam. Điều này cho thấy mối quan tâm đặc biệt của DHL đối với thị trường Việt Nam. Khí đó, nhận định về dư địa ngành logistics Việt Nam, đại diện công ty này từng cho biết: “Trước đây, Việt Nam thường chỉ xuất khẩu nông sản thô, thì nay xuất khẩu số lượng lớn hàng điện tử, điện thoại di động, dệt may… Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm thời gian lưu kho, họ cần giao và nhận hàng nhanh hơn.” Bên cạnh DHL, còn phải kể đến các nhà đầu tư khác như MBS Logistics, còn có thể kể đến Hapag – Lloyd, DB Schenker, hay Karl Gross, những doanh nghiệp Đức có nhiều kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực logistics tại thị trường Việt Nam. Hóa giải những gam màu xám Mặc dù hiện nay, số lượng doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam là 300 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này dễ dàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam cùng bắt tay hợp tác để tận dụng kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, để bức tranh logistics của Việt Nam được hoàn thiện, những khoảng màu tối đang tồn tại như chi phí cao, vẫn còn quá nhiều điều kiện kinh doanh…đang là những rào cản khiến ngành chưa thể phát triển như kỳ vọng. Ngoài ra, theo đại diện doanh nghiệp Đức có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chỉ số tham nhũng tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện như kỳ vọng. Chính vì vậy, nhằm “gỡ khó” cho ngành logisitics, ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tại Hội nghị chuyên đề logistics rằng phải bỏ ít nhất ½ số điều kiện kinh doanh trong ngành logistics, và chi phí logistic phải được quan tâm đúng mức, thực hiện có hiệu quả với những hành động cụ thể nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017, phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, Chính phủ cũng sẽ có những hộ trợ phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó, biện pháp đầu tiên là tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng. Như vậy, cùng với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kiến tạo môi trường kinh doanh từ phía Chính phủ, cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh này một cách công bằng nhất, để ngành logistics phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam cũng như kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung chuyển của khu vực.