Theo Trung tâm thống kê của nước này, năm 2023, nhập khẩu gạo của Senegal đã đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch hơn 500 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và gần 13% về giá trị so với năm 2022. Các nước cung cấp chính gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Uruguay, Việt Nam… Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng như Mauritania, Guinea-Bissau và Gambia.
Theo Trung tâm thống kê của nước này, năm 2023, nhập khẩu gạo của Senegal đã đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch hơn 500 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và gần 13% về giá trị so với năm 2022. Các nước cung cấp chính gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Uruguay, Việt Nam… Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng như Mauritania, Guinea-Bissau và Gambia.
Hs code tham khảo của mặt hàng Gạo: 10063099
Nếu có C/O form AI cho hàng nhập khẩu từ Ấn Độ về, thuế nhập khẩu: 0%
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Gạo nhập khẩu cần làm tự công bố VSATTP. Theo mẫu số 01 quy định tại Nghị Định.
Gạo thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Theo quy định tại Thông tư 15/2018/BNNPTNT, Gạo cần làm kiểm dịch thực vật và kiểm tra VSATTP khi nhập khẩu.
Bước 2: Khai báo hải quan và đăng ký kiểm dịch thực vật điện tử
Bước 3: Kiểm dịch thực vật và kiểm tra VSATTP
+ Phytosanitary Certificate (Bản gốc)
TRƯỜNG THÀNH LOGISTICS hiện đang làm đơn vị nhập khẩu cho nhiều Doanh nghiệp nhập khẩu Gạo từ Ấn Độ về Việt Nam. Rất hân hạnh được hỗ trợ khách hàng cho lô hàng của Quý Công ty.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ với Trường Thành Logistics theo địa chỉ:
Trường Thành Logistics - Vận chuyển hàng quốc tế chuyên nghiệp, uy tín
Trụ sở: Tầng 26, Tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Website: www.truongthanhlogistics.com
Địa chỉ: P. A210, dãy nhà A, Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Quận Hải An, Hải Phòng, Việt Nam.
Địa chỉ: 27 Nguyễn Bá Lân, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Địa chỉ: Tầng 1, Khu B, Tòa nhà Topaz Garden, Số 4 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thanh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Ổn định nhờ nguồn nhân lực dồi dào dành cho bóng đá
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nền bóng đá hàng đầu châu Á, riêng Nhật Bản chiếm vị trí số một châu lục.
Kể từ lần đầu lọt vào vòng chung kết (VCK) World Cup 1998 tại Pháp, Nhật Bản chưa bao giờ vắng mặt tại giải vô địch thế giới. Tổng cộng, Nhật Bản đã có 7 lần liên tiếp góp mặt tại VCK World Cup.
HLV tạm quyền đội tuyển Hàn Quốc Hwang Sun Hong từng là cầu thủ sinh viên (Ảnh: Yonhap).
Cũng trong khoảng thời gian nói trên và trước đó một chút, Nhật Bản có 4 lần vô địch châu Á, vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011.
Với Hàn Quốc, đội bóng này 10 lần liên tiếp lọt vào VCK World Cup (1986-2022). Nếu tính luôn lần tham dự World Cup năm 1954, Hàn Quốc có tổng cộng 11 lần dự VCK giải vô địch bóng đá thế giới.
Con số 11 lần dự VCK World Cup và 10 lần liên tiếp góp mặt ở giải đấu này của Hàn Quốc, đều là những kỷ lục châu Á.
Thật ra, trong quá trình phát triển nền bóng đá nước mình, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những lúc thăng trầm khác nhau. Ví dụ như việc Hàn Quốc không giành được ngôi vô địch Asian Cup 2023, đối với nền bóng đá này, là nỗi thất vọng rất lớn.
Người Hàn Quốc thất vọng vì trong đội hình của họ có nhiều ngôi sao đang khoác áo các CLB tầm cỡ thế giới, gồm Son Heung Min (Tottenham, Anh), Lee Kang In (PSG, Pháp) và Kim Min Jae (Bayern Munich, Đức), nhưng vẫn không thể vô địch châu Á.
Họ thất vọng đến mức sa thải HLV Klinsmann (người Đức), chấp nhận mất khoản tiền lớn để đền bù hợp đồng cho ông Klinsmann.
Đội trưởng đội tuyển Hàn Quốc giành hạng 4 World Cup 2002 Hong Myung Bo cũng xuất thân từ bóng đá học đường (Ảnh: The Korea Times).
Nhưng về mặt vị thế, cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc đều vẫn giữ được vị thế của mình, cho dù họ không vô địch châu Á hồi đầu năm nay. Lực lượng cầu thủ của hai đội tuyển này vẫn dồi dào, đồng thời không có đội bóng nào ở châu Á dám tự tin tuyên bố có thể thắng được họ.
Sở dĩ Nhật Bản và Hàn Quốc có được vị thế này nhờ nền tảng của họ tốt, khâu đào tạo cầu thủ trẻ của họ ở mức phát triển tốt nhất châu Á. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài các lò đào tạo trẻ của các CLB chuyên nghiệp, còn có thêm hệ thống bóng đá học đường phát triển.
Nhiều cầu thủ chuyên nghiệp của 2 nước này xuất thân từ bóng đá học đường. Ví dụ sinh động nhất, HLV tạm quyền của đội tuyển Hàn Quốc Hwang Sun Hong từng thi đấu tại giải bóng đá sinh viên Hàn Quốc, trong màu áo đội Đại học Konkuk, rồi sau đó ông mới thi đấu chuyên nghiệp tại châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau này ông Hwang Sun Hong khoác áo đội tuyển Hàn Quốc, ghi đến 50 bàn thắng sau 103 lần khoác áo đội tuyển.
Trước nữa, cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Hàn Quốc Cha Bum Kun cũng từng là sinh viên, thi đấu cho đội Đại học Hàn Quốc. Còn đội trưởng đội tuyển Hàn Quốc giành hạng 4 World Cup 2002 Hong Myung Bo từng khoác áo đội Trung học Dongbuk.
Thái Lan đi theo con đường của Nhật Bản, Hàn Quốc
Nguồn cầu thủ từ học đường là nguồn nhân lực rất dồi dào. Nếu biết tận dụng, nguồn cầu thủ này gần như không bao giờ cạn. Sau này, bóng đá Thái Lan học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Thái Lan cũng phát triển bóng đá học đường.
Đội trưởng đội tuyển Thái Lan Theerathon Bunmathan cũng từng thi đấu bóng đá học đường, trước khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp (Ảnh: FAT).
Đội trưởng đội tuyển Thái Lan hiện nay Theerathon Bunmathan từng thi đấu cho đội Cao đẳng Assumption Thonburi, trước khi bước lên sân chơi chuyên nghiệp và nổi tiếng như ngày nay.
Huyền thoại bóng đá hàng đầu xứ sở Chùa Vàng Kiatisuk Senamuang đá bóng học đường từ năm 1982-1994, những 12 năm. Riêng trong khoảng thời gian năm 1993-1994, "Zico Thái" chơi cho đội Đại học Dhurakij Pundit.
Không so được với Nhật Bản hay Hàn Quốc trên bình diện châu Á, nhưng ở Đông Nam Á, Thái Lan là thế lực số một trong suốt hơn 30 năm qua.
"Zico Thái" Kiatisuk có đến 12 năm đá bóng ở học đường (Ảnh: Mạnh Quân).
Cũng có lúc bóng đá xứ sở Chùa Vàng đối diện với những nốt trầm, như khoảng thời gian từ năm 2017-2021. Nhưng nhìn chung, họ không bị rơi xuống quá sâu, đồng thời khả năng gượng dậy của bóng đá Thái Lan rất nhanh.
Yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Nhờ có nguồn nhân lực tốt, nền tảng tốt, mà bóng đá Thái Lan giữ được sự ổn định của mình rất lâu.
Trong khi đó, bóng đá Việt Nam lại đối diện với thực tế ngược lại. Thỉnh thoảng chúng ta có một lứa cầu thủ xuất sắc, chúng ta vươn lên đứng đầu, nhưng giai đoạn đứng đầu này kéo dài không lâu.
Thời gian gần đây, nhiều học viện bóng đá trẻ tại Việt Nam như LPBank HAGL, Thể Công Viettel, PVF, Hà Nội FC hoạt động quy củ, giúp bóng đá nội tốt hơn, cạnh tranh danh hiệu ở Đông Nam Á đều đặn hơn.
Nhưng những mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa, đồng thời chúng ta gần như vẫn bỏ "trắng" bóng đá học đường. Điều này khiến cho thành tích của bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể ổn định như Thái Lan, và vẫn còn ở rất xa so với Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Về cách làm bóng đá trẻ ở Hàn Quốc, cựu trợ lý HLV Park Hang Seo - ông Bae Ji Won chia sẻ với Dân trí: "Hiện nay, tất cả các đội bóng U13, U16, U19 ở Hàn Quốc đều là đội bóng đại diện cho trường học hoặc do tư nhân đầu tư. Các đội bóng này tham gia nhiều giải bóng đá lớn nhỏ do Liên đoàn bóng đá hoặc địa phương tổ chức.
Giải bóng đá trẻ quy mô nhất thì được chia thành từng khu vực để thi đấu. Vòng chung kết quy tụ 64 đội bóng từ các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tranh tài để tìm ra đội vô địch.
Thành công của Hàn Quốc đến từ việc định hướng phát triển bóng đá trẻ (Ảnh: Getty).
Giải bóng đá trẻ Hàn Quốc là giải đấu thể thao có quy mô lớn nhất nước, với tổng số 576 đội tham dự kể từ khi thành lập vào năm 2009 và số lượng đội tham gia không ngừng tăng. Năm 2017, Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc còn đặt mục tiêu có 1.000 đội tham dự.
Mỗi CLB tham dự K-League cũng bắt buộc phải có đội trẻ các cấp. Các đội trẻ này cũng tham dự nhiều giải đấu trong năm, bao gồm hai giải cố định theo thể thức của giải chuyên nghiệp là thi đấu vòng tròn (League) và đấu loại trực tiếp (Cup).
Ngoài ra, Hàn Quốc có hơn 1.000 đội bóng của các trường đại học được tổ chức bài bản và hoạt động thường xuyên. Các đội bóng này cũng thi đấu League, Cup hàng năm như các đội trẻ K-League.
Về phần giải vô địch quốc gia, K-League được phân làm 7 hạng, K-League 1-2 là giải đấu chuyên nghiệp, K-League 3-4 là bán chuyên nghiệp, K-League 5-6 là giải nghiệp dư dành cho các doanh nghiệp còn K-League 7 tập hợp các CLB tự phát".
Để xuất khẩu vào thị trường EU, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam tại khu vực cập nhật, theo dõi sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Liên minh châu Âu (EU) tận dụng lợi thế, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo phát triển thị phần, quảng bá gạo Việt Nam tại thị trường EU cũng như tìm kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam luôn là một trong những nước nằm trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Thống kê cho thấy, hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 – 7,0 triệu tấn gạo tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với kim ngạch trên 2,8 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 9/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,99 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và tăng 11,1% về trị giá; trong đó, châu Á vẫn là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, đạt 3,2 triệu tấn, chiếm 66,36% tổng lượng gạo xuất khẩu và tăng 6,2% so với năm 2019.
Đáng lưu ý, Philippines trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đạt 1,76 triệu tấn, chiếm 36,14% trong tổng xuất khẩu cả nước, giảm 7,45% so với năm 2019.
Ngoài ra, châu Phi là thị trường khu vực lớn thứ hai, đạt 0,91 triệu tấn, chiếm 18,85%; trong đó, Ghana là 0,41 triệu tấn, chiếm 8,38%; Bờ Biển Ngà là 0,34 triệu tấn, chiếm 6,87% là 2 thị trường tiêu biểu.
Cục Xuất Nhập khẩu cũng chỉ ra rằng, hiện tại xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu còn rất khiêm tốn, chỉ đạt 0,07 triệu tấn và chiếm tỷ trọng 1,39%.
Tuy nhiên, một số thị trường có lượng xuất khẩu tăng mạnh như Tây Ban Nha tăng 107,1%, Pháp tăng 112,99%, Hà Lan tăng 36,58%, Ba Lan tăng 9,86%.
Do vậy, đây sẽ là tiền đề tốt để Việt Nam tiếp tục khai thác hiệu quả cơ hội thị trường EU khi Hiệp định EVFTA đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai thực thi.
Các chuyên gia thương mại cũng cho rằng: EU là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt trên 2 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Theo Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm.
Vì thế, Hiệp định EVFTA là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và đặc sản.
Dù vậy, để xuất khẩu có hiệu quả, tận dụng tốt lợi thế từ 80.000 tấn gạo này thì không phải dễ dàng, đặc biệt là khi EU là thị trường có yêu cầu cao và khác so với các thị trường truyền thống mà gạo Việt Nam đang xuất khẩu.
Để triển khai thực hiện quy định tại Hiệp định EVFTA, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- cơ quan được Chính phủ giao chủ trì trong xây dựng Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU.
Đến ngày 4 tháng 9 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA được hưởng miễn thuế nhập khẩu trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU.
Đặc biệt, 9 chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch bao gồm Jasmine 85; ST 5; ST 20; Nàng Hoa 9; VĐ 20; RVT; OM 4900; OM 5451; Tài nguyên Chợ Đào.
Hơn nữa, sự ra đời của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đã hoàn thiện hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu để được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, tới đây Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam tại khu vực tiếp tục rà soát, cập nhật, theo dõi sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu của thị trường EU nói chung và của từng thị trường thành viên.
Bên cạnh đó, kịp thời cập nhật, thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để phục vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu cũng như chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh tại các thị trường.
Mặt khác, Bộ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, Hiệp hội quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hàng rào kỹ thuật và thương mại của khu vực đối với mặt hàng gạo để ứng phó kịp thời.
Đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hướng dẫn, triển khai thực thi Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu.
Liên quan đến xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu, bên cạnh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, tăng cường đa dạng hóa các phương thức, hoạt động giới thiệu, quảng bá thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gạo có thương hiệu của Việt Nam với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy cơ hội giao thương xuất khẩu phù hợp trong bối cảnh bình thường mới của thế giới như thương mại điện tử, trực tuyến….
Tương tự, tăng cường tìm kiếm và giới thiệu các đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tham gia các dự án liên kết công tư, tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu quốc gia vào các hệ thống phân phối của các nước. Hơn nữa, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất; nâng cao năng lực thị trường, marketing quốc tế cũng như đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế./.