Hoàng Thần Tài, hay Dzambhala trong Phật giáo Tây Tạng, không chỉ là một vị thần tôn kính trong văn hóa Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước khác nhau với những tên gọi và biểu tượng khác nhau. Sự so sánh giữa Hoàng Thần Tài và các vị thần tài trong các văn hóa khác giúp chúng ta thấy rõ hơn về ảnh hưởng và vai trò của các vị thần tài trong đời sống tâm linh và văn hóa.
Hoàng Thần Tài, hay Dzambhala trong Phật giáo Tây Tạng, không chỉ là một vị thần tôn kính trong văn hóa Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước khác nhau với những tên gọi và biểu tượng khác nhau. Sự so sánh giữa Hoàng Thần Tài và các vị thần tài trong các văn hóa khác giúp chúng ta thấy rõ hơn về ảnh hưởng và vai trò của các vị thần tài trong đời sống tâm linh và văn hóa.
Hoàng Thần Tài là một trong những vị thần quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, đặc biệt trong các hộ gia đình kinh doanh và buôn bán. Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, phúc lộc, may mắn. Trong văn hóa thờ cúng, người ta thường có những câu đối để thể hiện lòng thành kính, cũng như cầu nguyện cho sự thịnh vượng.
Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, văn hóa thờ cúng Hoàng Thần Tài cũng có nhiều thay đổi và thích nghi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều thay đổi, giá trị cốt lõi và niềm tin vào Hoàng Thần Tài vẫn được duy trì và phát triển. Dưới đây là một số phát triển và thích nghi của Hoàng Thần Tài trong bối cảnh hiện đại.
Với phát triển của công nghệ, nhiều người đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ thờ cúng trực tuyến để cúng bái Hoàng Thần Tài. Các ứng dụng và website cung cấp dịch vụ thờ cúng trực tuyến giúp người dùng dễ dàng thực hiện các nghi lễ thờ cúng mà không cần phải dành nhiều thời gian và công sức. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có lịch trình bận rộn hoặc sống xa các ngôi đền, nơi thờ cúng.
Công nghệ không chỉ giúp thờ cúng trở nên tiện lợi hơn mà còn hỗ trợ trong việc bố trí phong thủy. Các ứng dụng phong thủy giúp người dùng xem hướng đặt bàn thờ, lựa chọn ngày tốt, theo dõi các nghi lễ cần thiết. Điều này giúp tối ưu hóa việc thờ cúng và đảm bảo rằng người dùng tuân theo đúng các nguyên tắc phong thủy để thu hút tài lộc và may mắn.
Phong thủy đối với Hoàng Thần Tài không chỉ là việc bố trí bàn thờ cúng, mà còn liên quan đến việc lựa chọn vị trí, phương hướng để thu hút tài lộc và may mắn.
Phong thủy không chỉ là một niềm tin mà còn là một cách sống, một cách để tạo ra môi trường sống và làm việc hài hòa, thuận lợi. Việc chú trọng phong thủy khi thờ cúng Hoàng Thần Tài giúp gia đình không chỉ đạt được tài lộc mà còn tạo ra một không gian sinh hoạt thịnh vượng, kích hoạt các nguồn năng lượng tích cực.
Việc thờ cúng Hoàng Thần Tài kèm với áp dụng phong thủy không chỉ tạo nên một môi trường sống hài hoà mà còn góp phần mang lại nhiều điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình. Những câu đối tinh tế cùng với việc bố trí phong thủy hợp lý không chỉ là những biện pháp vật chất mà còn mang tính tâm linh sâu sắc, giúp gia đình luôn gặp thuận buồm xuôi gió.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, thờ cúng Hoàng Thần Tài càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều doanh nghiệp không chỉ thờ cúng ngài mà còn tổ chức các kiện, lễ hội liên quan đến thần tài để tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên tinh thần nhân viên. Các công ty thường có các hoạt động như:
1. Fides – Á Châu /Việt Nam – Các quan chức nhà nước làm gián đoạn Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội cử hành
Hà Nội (Thông tấn xã Fides) – Những người Công Giáo thuộc Tổng giáo phận Hà Nội đã vô cùng ngạc nhiên và bàng hoàng khi các quan chức chính quyền ập vào một nhà thờ ở tỉnh Hòa Bình và làm gián đoạn Thánh lễ do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám Mục Hà Nội cử hành. Như đã được tường trình với Fides, vụ việc xảy ra vào ngày Chúa Nhật 20 tháng Hai tại giáo xứ Vụ Bản, nhà thờ lớn nhất thị trấn, có sức chứa hơn một trăm người.
Một số quan chức Việt Nam đội mũ bảo hiểm, không rõ vì lý do gì đã làm gián đoạn thánh lễ 10 giờ sáng do Đức Tổng Giám Mục cử hành. “Thật là khó chịu và lo lắng khi thấy nghi lễ bị gián đoạn bởi sự hiện diện của một số quan chức nhà nước”, một thông báo từ Tổng giáo phận Hà Nội cho biết, và đề cập đến sự phẫn nộ của cộng đồng địa phương. Các nhân viên an ninh mặc thường phục đã làm gián đoạn nghi lễ phụng vụ. Được dẫn đầu bởi người đứng đầu chi bộ địa phương của Đảng Cộng sản, họ đã tiến đến bàn thờ, giở giọng kẻ cả ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục ngay lập tức dừng nghi lễ và giải tán cộng đoàn. Không rõ tại sao các quan chức nhà nước lại can thiệp và làm gián đoạn thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã cử hành Bí Tích Thánh Thể vào Chúa Nhật thứ bảy Mùa Thường Niên cùng với các linh mục khác trong giáo phận nhân dịp “Ngày Truyền Giáo Tổng Giáo Phận”. Các linh mục đồng tế và anh chị em giáo dân đã làm hết sức mình để bảo vệ Đức Tổng Giám Mục Giuse và yêu cầu các quan chức nhà nước rời khỏi nhà thờ, để nghi thức kết thúc. Sau sự việc đáng tiếc này, Thánh Lễ lại tiếp tục trở lại, mặc dù cả cộng đoàn choáng váng và chấn động. Người Công Giáo ở Hà Nội và các tín hữu của các tôn giáo khác ở Việt Nam đã lên án sự vi phạm trắng trợn nhân quyền và tự do thờ phượng. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nói: “Lần đầu tiên, tôi thấy các quan chức chính quyền địa phương đến gần bàn thờ và làm gián đoạn Thánh lễ mà không đợi kết thúc, như họ đã từng làm trước đây. Lần đầu tiên chúng ta thấy họ đối xử với các linh mục bằng bạo lực, không tôn trọng các thừa tác viên thánh chức. Đây là một hành động tàn bạo và bất hợp pháp. Đây là sự báng bổ và phạm thánh trắng trợn.”
Theo một báo cáo công bố những ngày gần đây của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, Việt Nam tiếp tục là “quốc gia cần đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo, vì tuy nó cho phép công dân thực hành tôn giáo của họ một cách tự do, nhưng báo cáo lưu ý “cuộc đàn áp của chính phủ tiếp tục là một thực tế khắc nghiệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập và không đăng ký”. Ngoài ra, các nhà chức trách tiếp tục bắt các tín hữu và những người ủng hộ tự do tôn giáo phải chịu những án tù dài hạn. (SD-PA) (Agenzia Fides, 22/2/2022)
2. Các quan chức đảng gây rối thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội chủ sự
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết như sau:
Các quan chức đảng gây rối thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội chủ sự
Hành động đe dọa đã xảy ra tại một giáo xứ ở tỉnh Hòa Bình trong Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên cử hành vào Chúa Nhật vừa qua, Ngày Truyền giáo. Rúng động trước vụ việc, các tín hữu đã bảo vệ Đức Cha để ngài có thể tiếp tục cử hành phụng vụ.
Hà Nội (AsiaNews) – VietCatholic đưa tin rằng tại Việt Nam, một thánh lễ vào ngày Chúa Nhật do Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên của Hà Nội cử hành đã bị các quan chức chính phủ làm gián đoạn vào Chúa Nhật vừa qua.
Vụ việc xảy ra tại nhà thờ lớn nhất huyện Vụ Bản, tỉnh Hòa Bình, khi các quan chức chính quyền đội mũ bảo hiểm, dẫn đầu là bí thư chi bộ địa phương tiến lên bàn thờ.
Đức Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên đang chủ sự Thánh lễ lúc 10 giờ sáng, đánh dấu Ngày Truyền giáo của Tổng giáo phận. Các quan chức quát tháo yêu cầu vị giám mục ngay lập tức ngừng các nghi lễ và giải tán các tín hữu.
VietCatholic cho biết các cha đồng tế và anh chị em đã làm hết sức mình để bảo vệ Đức Tổng Giám Mục và đưa những kẻ gây rối ra khỏi nhà thờ.
Sau khi trật tự được vãn hồi, thánh lễ lại tiếp tục, nhưng hành động đe dọa này khiến giáo dân địa phương lặng người và hoang mang. Cha Nguyễn Văn Khải, một cựu phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, nhận xét rằng “Lần đầu tiên, tôi thấy các quan chức chính quyền địa phương đến gần bàn thờ và làm gián đoạn Thánh lễ mà không đợi kết thúc, như họ đã từng làm trước đây”.
Sự việc xảy ra sau vụ giết cha Giuse Trần Ngọc Thanh, một nhà truyền giáo dòng Đa Minh tại tỉnh Kon Tum. Cộng đồng địa phương vẫn đang mong mỏi cái chết của ngài được làm sáng tỏ.
3. Linh mục Việt Nam được bổ nhiệm làm Rector nhà thờ chính tòa rất lớn ở miền Tây Hoa Kỳ
Hôm 22 tháng Hai Đức Cha Kevin Vann, Giám Mục giáo phận Orange đã bổ nhiệm cha Thái Quốc Bảo, hiện đang là Linh mục chính xứ nhà thờ Thánh Cecilia, ở thành phố Tustin, kế nhiệm cha Christopher Smith làm Rector nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô.
Trong Giáo Hội Công Giáo, Rector là người giữ chức vụ lãnh đạo một cơ sở giáo hội, có thể là một tòa nhà cụ thể — chẳng hạn như nhà thờ, đền thờ, chủng viện, trường đại học, bệnh viện, hoặc một cộng đồng các giáo sĩ hay các nam nữ tu sĩ.
Bộ Giáo luật 1983, dành cho Giáo Hội Công Giáo Latinh, đề cập rõ ràng những trường hợp đặc biệt của chức vụ Rector:
Rector của các chủng viện, thường được dịch là Linh mục Giám đốc chủng viện (Giáo luật số 239 và 833 số 6)
Rector của các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ, hiệp hội hoặc dòng tu, thường dịch là Linh mục quản đốc (Giáo luật số 556 và 553)
Rector của các trường đại học Công Giáo, thường được dịch là Linh mục hiệu trưởng (Giáo luật số 443 triệt 3 số 3 và 833 số 7)
Cha Smith sẽ nghỉ hưu bắt đầu từ ngày1 tháng 7 sau khi ngài tròn 70 tuổi. Ngài sẽ hoàn tất nhiệm kỳ 10 năm vừa làm Linh mục Đại diện Đức cha vừa làm Linh mục quản đốc nhà thờ Chính Tòa. Nhà thờ Chính Tòa được thánh hiến vào năm 2019, sau khi Giáo phận Công Giáo Orange đã mua lại tất cả các cơ sở vật chất trong khuôn viên này vào năm 2012 từ vị cố mục sư khả ái Robert H. Schuller, là người lãnh đạo mục vụ Crystal Cathedral.
Dưới sự lãnh đạo của cha Smith từ năm 2012, nhà thờ Chính Tòa ngày nay, trước đây từng được biết đến với tên gọi là Nhà thờ Kiếng, đã được cập nhật hoàn thiện toàn bộ đúng theo nhu cầu lễ nghi Công Giáo giáo phận Orange, bao gồm các sắc tộc khác nhau như những người giáo dân Mỹ, Mỹ Châu La Tinh, Phi Luật Tân, Samoan, Hàn Quốc và người Việt chúng ta.
Cha Thái Quốc Bảo, 51 tuổi, thụ phong linh mục ngày 7/6/2003, nói thông thạo tiếng Việt, tiếng Anh và biết chút tiếng Mễ và tiếng Ý. Khi nhận được nhiệm vụ mới này, ngài nói: “Tôi tạ ơn Chúa với sứ vụ mới được tin tưởng trao phó. Tôi rất biết ơn Đức Cha Vann và Hội đồng Tư vấn của ngài đã tin tưởng nơi tôi trong mục vụ mới này.”
Sau khi được thụ phong linh mục, Cha Bảo đã phục vụ tại nhiều nhà thờ trong giáo phận Orange trước khi được bổ nhiệm là Cha sở giáo xứ thánh Cecilia từ năm 2017. Trong vòng 6 tháng đầu tiên năm 2020, ngài cũng kiêm nhiệm Quản xứ giáo xứ La Purisima.
Cha Bảo còn là thành viên của Hội Đồng Quản Trị cơ quan bác ái Orange Catholic
Đức Cha Vann ghi nhận ngài đã có một thời gian đáng ghi nhớ tại giáo xứ Thánh Cecilia với cha Bảo mấy năm trước, khi ngài đang tĩnh dưỡng sau một cuộc giải phẫu. Ngài nói: “Thời gian tôi lưu lại đó không những cho tôi biết rõ về cha Bảo, mà còn thấy tình thương yêu của cha, là một cha xứ, dành cho giáo dân của mình. Trước tiên là tôi thấy khả năng làm việc của cha Bảo với những giáo dân người Việt Nam, người Mỹ Châu La Tinh, và người Mỹ tại giáo xứ Thánh Cecilia, một giáo xứ gồm nhiều sắc tộc như tại giáo xứ nhà thờ Chính Tòa.”
Cha Bảo, sinh ra tại Sài Gòn, là người Mỹ gốc Việt thứ tư được làm Linh mục quản đốc của một nhà thờ Chính Tòa ở Hoa Kỳ. Các vị khác là Đức Ông Lê Xuân Thượng, tổng giáo phận Galveston-Houston, Cha Phạm Văn Hanh, giáo phận Corpus Christi và Cha Đồng Minh Quang, giáo phận Oakland.
Cha Bảo tốt nghiệp Đại Học Tổng Hợp Sài Gòn vào năm 1992 với bằng cử nhân điện toán, cử nhân triết học tại Đại chủng viện Mount Angel ở Oregon vào năm 1998, thạc sĩ thần học tại Đại chủng viện Thánh Gioan ở Camarillo, California, và cha cũng có bằng thạc sĩ thần học về tâm linh tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Thomas Aquinas hay còn gọi là Angelicium tại Rôma.
Vài nét về Giáo phận Công Giáo Orange:
Giáo phận Orange có tới 1 triệu 300 ngàn người Công Giáo trong 57 giáo xứ, 5 trung tâm mục vụ và 35 trường học tư Công Giáo. Giáo phận còn là một trong 10 giáo phận lớn nhất và có nhiều sắc dân, cộng đồng Công Giáo nhiều nhất Hoa Kỳ. Giáo phận kết hợp người Công Giáo khắp quận Cam để có đời sống đức tin sống động hòa nhập vào đời sống thường nhật của cộng đồng và đời sống linh thiêng của Giáo hội. Dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục Giáo phận là Đức Cha Kevin Vann, giáo phận thực hiện các hoạt động mục vụ nhằm tạo dựng và nâng đỡ những giáo xứ và học đường năng động và đầy sức sống để đón chào tất cả mọi người sống Phúc Âm với một đức tin, niềm vui, lòng bác ái và sự đoàn kết hiệp nhất.
Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, ngôi nhà tâm linh của Đức Giám Mục giáo phận quận Cam, đã được thánh hiến ngày 17/7/2019, rộng 37 mẫu, gồm: Trung tâm mục vụ Tòa Giám Mục, ngôi nhà thờ Chính Tòa, tòa nhà Arboretum, Linh Đài Đức Mẹ La Vang, trung tâm văn hóa, tòa nhà cao tầng, nghĩa trang, trường học, giáo xứ và các cơ sở khác nữa.
4. Giáo phận Mễ Tây Cơ than thở về những vụ giết người, cố gắng làm tắt tiếng các nhà báo
Linh mục Martín Lara Becerril, phát ngôn viên của Giáo phận Querétaro, hôm thứ Tư đã than thở về vụ sát hại các nhà báo ở Mễ Tây Cơ và nỗ lực bịt miệng họ, đồng thời khuyến khích những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông hãy có “lòng can đảm lớn”.
Tại cuộc họp báo ngày 16 tháng 2, Cha Becerril nói rằng “thật là xấu hổ khi ở một quốc gia dân chủ như Mễ Tây Cơ lại có những cái chết và bạo lực chống lại các nhà báo.”
Vị linh mục người Mễ Tây Cơ nói rằng “một nhà báo hoàn thành một chức năng trong xã hội, đó là thông báo.”
Ngài nhấn mạnh: “Thực sự là một điều đáng ghê tởm khi người ta muốn làm câm lặng tiếng nói của các phóng viên, thường là những tiếng nói phản biện.”
Theo báo chí Mễ Tây Cơ, ba năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador là thời kỳ bạo lực nhất đối với các nhà báo, với 30 vụ giết người, riêng năm 2022 có sáu vụ.
Ba năm đầu nhiệm kỳ của López Obrador cũng là thời kỳ bạo lực nhất được ghi nhận trong lịch sử Mễ Tây Cơ, với hơn 100,000 vụ giết người.
Một nhóm các nhà báo đã tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 15 tháng 2 tại Quốc Hội liên bang để đòi công lý.
Ngày hôm sau, trong cuộc họp báo buổi sáng của López Obrador, một nhóm nhà báo đã quyết định không đặt câu hỏi để thể hiện sự phản đối và đoàn kết với các đồng nghiệp bị sát hại của họ.
Nhân dịp đó, nhà báo Rodolfo Montes nói với Tổng thống Mễ Tây Cơ, “chúng tôi muốn sống”.
López Obrador cũng đã gây ra một cuộc tranh cãi khi tiết lộ trong một cuộc họp báo ngày 11 tháng 2 các thông tin hoàn toàn riêng tư liên quan đến thu nhập cá nhân của nhà báo Carlos Loret de Mola, là ký giả đã công bố các báo cáo về lối sống xa hoa của con trai tổng thống, là José Ramón López Beltrán, người đang sống ở Houston, và chỉ ra một xung đột lợi ích liên quan đến công ty dầu Pemex thuộc sở hữu của chính phủ.
Loret de Mola đã trả lời trên phương tiện truyền thông xã hội, và chỉ ra rằng López Obrador, là người mà ký giả này mô tả là “một nhà độc tài đầy tham vọng”, “bị dồn vào chân tường” vì “ông ta không biết cách thoát khỏi vụ bê bối liên quan đến con trai mình.”
Nhà báo Mễ Tây Cơ nói rằng thông tin do López Obrador tiết lộ “khiến tôi gặp rủi ro vì thu nhập thực sự của tôi đã bị thổi phồng và sai lệch. Đây là điều cực kỳ nghiêm trọng. Nó khiến tôi dễ dàng trở thành nạn nhân cho bọn bắt cóc đòi tiền chuộc và các bọn cướp nhan nhãn trên đường phố. Đó là một tội ác.”
Nhiều phương tiện truyền thông Mễ Tây Cơ và quốc tế đã chỉ trích thái độ của López Obrador đối với công việc của các nhà báo.
Tờ Washington Post, nơi Loret de Mola là một nhà báo đóng góp cho các chuyên mục, đã tweet vào ngày 11 tháng 2 rằng “chúng tôi lên án sự leo thang những sự gièm pha, lăng mạ và sử dụng dữ liệu bí mật từ chính phủ Mễ Tây Cơ để tấn công Carlos Loret de Mola… Nhà nước và các cơ quan chức năng phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận và báo chí”.
Tại cuộc họp báo ngày 16 tháng 2, người phát ngôn của Giáo phận Querétaro nhấn mạnh mong muốn “khuyến khích các nhà báo” đang phải đối mặt với bạo lực mà họ phải gánh chịu ở đất nước này.
“Công việc này của giới truyền thông là điều cần thiết trong xã hội và sự phục vụ của họ với tư cách là những người truyền thông là rất cần thiết. Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi”
“Sự thật là tiêu chí cơ bản của phương tiện truyền thông tin tức và tôi mời các bạn truyền đạt nó với sự can đảm tuyệt vời”.
Cha Becerril sau đó đã phó dâng những nhà báo bị sát hại “và gia đình của họ cho Lòng Chúa Thương Xót, và chúng tôi vô cùng tiếc thương về những mất mát này”.
5. Người Công Giáo ở Uganda đột nhiên mất hàng loạt nhà thờ
Những người Công Giáo từ Giáo xứ Đức Mẹ Của Các Mục Tử Thánh Thiện ở Maryjje, ở miền trung Uganda đang lo lắng về việc mất nhà thờ và tất cả tài sản sau khi một trong những gia đình đã hiến đất cho nhà thờ hàng trăm năm trước bắt đầu muốn chiếm lại.
Giáo xứ này là một trong số hàng trăm nhà thờ Công Giáo ở quốc gia Đông Phi tiếp tục mất nhiều diện tích đất được hiến tặng do không có giấy tờ hợp lệ.
Trong một số trường hợp, các nhà thờ đã bị phá bỏ và các giáo dân bị đuổi ra khỏi các khu nhà ở, thu hút sự lên án trên toàn quốc từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền, chính trị gia và Tổng thống Yoweri Museveni. Cư dân cũng đã chiếm lại đất của các tôn giáo khác, bao gồm Anh giáo, Người theo phái Ngũ tuần, và Kitô phục lâm.
Giá đất trong những năm qua đã tăng phi mã khiến nhiều người muốn chiếm lại những mảnh đất đã hiến cho nhà thờ để bán lấy tiền. Tình hình tồi tệ đến mức các nhà lãnh đạo sợ rằng Giáo Hội sắp mất gần hết nhà thờ, và điều này có thể ảnh hưởng đến giáo dân, những người sẽ buộc phải đi bộ hàng km trước khi có thể tìm được một ngôi nhà thờ khác để thờ phượng.
Mulajje, giáo xứ Công Giáo lâu đời thứ hai trong Giáo phận Kasana-Luweero, được thành lập cách đây một thế kỷ sau khi những người tốt bụng hiến đất. Kể từ đó, giáo xứ đã phát triển và thậm chí còn xây dựng trường học, nhiều trung tâm y tế để phục vụ cư dân.
Đức Cha Paul Ssemogerere của Kasana-Luweero cho biết một trong những gia đình đã hiến hơn 60 mẫu Anh cho giáo xứ đã đòi lại 45 mẫu Anh thông qua các thủ tục thưa kiện ở tòa án. Ngài cho biết việc thiếu tài liệu thích hợp đã dẫn đến việc mất đất.
Đức Cha nói: “Chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho việc để mất những khu đất này, vì chúng tôi đã không làm giấy tờ hợp lệ sau khi những mảnh đất này được tặng cho chúng tôi.”
Những người hiến đất ban đầu là các tín hữu thuần thành. Tuy nhiên, hôn nhân khác đạo đã dẫn đến tình trạng là con cháu họ ngày nay có thể không còn là người Công Giáo nữa. Trong các trường hợp như thế, họ quyết liệt muốn thu hồi lại vì biết rằng không có tài liệu pháp lý ghi lại việc hiến tặng ban đầu. Khó khăn là chi phí xây dựng các tòa nhà trên các khu đất ấy đôi khi gấp nhiều lần giá đất vào thời điểm được hiến tặng. Tất cả giờ đây như xây nhà trên cát.
6. Hãy dừng lại việc “xuống địa ngục” này, các giám mục của Haiti cầu xin
Các giám mục Haiti đã kêu gọi các băng đảng vũ trang hạ vũ khí vì người dân Haiti đang kiệt quệ “thực sự không thể chịu được nữa.”
Hội đồng Giám mục Haiti đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi các thành phần chính trị và các băng nhóm có vũ trang ngăn chặn đất nước rơi vào hỗn loạn.
Trong một tài liệu gửi tới tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, các Giám Mục viết: “Khoảnh khắc mà chúng ta đang sống, cực kỳ nghiêm trọng và đặc biệt quyết định bước ngoặt lịch sử không thể đảo ngược này của chúng ta. Điều đang bị đe dọa là hiện tại và tương lai của chúng ta, và do đó, bản thân sự tồn tại của chúng ta với tư cách một dân tộc, một quốc gia, một nhà nước. Chúng ta phải đưa ra những quyết định can đảm và hiệu quả”.
Ngày 7 tháng 2 lẽ ra đánh dấu sự kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Jovenel Moïse. Nhưng ông đã bị ám sát trong đêm mùng 6 rạng ngày 7 tháng 7 năm ngoái 2021, tại tư gia của mình. Đất nước kể từ đó được điều hành bởi Ariel Henry, được vị tổng thống quá cố chọn làm thủ tướng, nhưng có những lo ngại rằng sự kết thúc của nhiệm kỳ có thể tạo cớ để thách thức quyền lực mỏng manh của ông Henry.
Bạo lực đã gia tăng đáng kể ở nước này trong những tháng gần đây, với tội phạm ma túy và bắt cóc. Sự đau khổ còn tăng thêm vào tháng 8 bởi một trận động đất 7.2 độ richter, cướp đi sinh mạng của hơn một nghìn người và khiến người dân rơi vào cảnh đói nghèo hơn nữa. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã đáp ứng với một gói khẩn cấp để cung cấp lều, thực phẩm, nước uống, thuốc men và sửa chữa khẩn cấp các nhà xứ, cũng như giúp đánh giá thiệt hại trong 600 tòa nhà. Vào năm 2022, gói viện trợ thứ hai để hỗ trợ tái thiết đã được bảo đảm.
“Haiti thân yêu của chúng ta đang vượt qua một giai đoạn khó khăn trong lịch sử của nó,” các giám mục viết. “Cuối cùng thì ai sẽ là người ngăn cản việc đất nước rơi xuống địa ngục? Người Haiti thực sự không thể chịu được nữa. Họ mệt mỏi, tơi tả, và kiệt quệ”.
Họ nói thêm, đây không phải là lúc “để chia rẽ, mất đoàn kết, bất đồng, bất hòa và huynh đệ tương tranh, tranh giành quyền lực, theo đuổi lợi ích cá nhân, ích kỷ và nhỏ nhen một cách vô liêm sỉ”.
Thay vào đó, các giám mục kêu gọi sự thống nhất và đưa ra lời kêu gọi đối với tất cả các nhân vật chính trên chính trường, “rằng họ cần đạt được sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể để tạo ra một lối thoát dứt khoát khỏi cuộc khủng hoảng.”
7. Ukraine cần sự đoàn kết của các bạn, nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Đông phương nói trong cuộc gặp gỡ với các đại sứ cạnh Tòa Thánh
Trong lời kêu gọi gửi tới các đại sứ của Liên minh Âu Châu, nhà lãnh đạo của Công Giáo nghi lễ Đông phương, gọi tắt là UGCC, lưu ý rằng “Giáo hội của chúng tôi đã có kinh nghiệm phục vụ trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine và khu vực Crimea bị chiếm đóng. Các linh mục của chúng tôi đã không rời bỏ người dân của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Do đó, bây giờ khi chúng tôi thấy các nhà ngoại giao và chính trị gia khác nhau rời khỏi Kiev, vị trí nguyên tắc của Giáo hội chúng tôi là ở bên cạnh người dân của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo UGCC nói thêm rằng đời sống tôn giáo ở Ukraine cũng không nằm ngoài cuộc tấn công thông tin của Nga, và nhấn mạnh rằng “cuộc đối đầu giữa các tôn giáo và giữa các hệ phái đang diễn ra ở đất nước chúng tôi”. Ngài nhấn mạnh lời cầu nguyện buổi sáng tại Nhà thờ Thánh Sophia vào Ngày Thống nhất Quốc gia, “là một cử chỉ nói lên sự đoàn kết tinh thần của nhân dân chúng tôi và những người đại diện cao nhất của các tôn giáo và giáo phái khác nhau. Theo nghiên cứu thống kê mới nhất, xã hội Ukraine tin tưởng nhất vào các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo. Vì vậy, Giáo hội có sứ mệnh đặc biệt là trung tâm của sự hiệp nhất toàn dân tộc chúng tôi”.
Đối với việc phục vụ của UGCC trong thời điểm căng thẳng này, – Đức Tổng Giám Mục nói, – Giáo hội của chúng tôi vẫn ở bên những người của mình. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi. “Để làm được điều này, UGCC đã tạo ra một mạng lưới đoàn kết để gần gũi với những người đang gặp khó khăn cùng cực”.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav yêu cầu cộng đồng quốc tế đừng quên Ukraine, và lưu ý rằng đất nước này “cần sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế” và nhắc lại cuộc điện đàm gần đây với Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc thế giới cầu nguyện cho Ukraine.
“Chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha, những nỗ lực ngoại giao của Tòa Thánh, nhiều Hội đồng Giám mục Âu Châu và các tổ chức quốc tế khác của Giáo Hội Công Giáo vì sự ủng hộ của họ đối với Ukraine và sự đánh thức ý thức của cộng đồng quốc tế”.
Trong bối cảnh của cuộc chiến thông tin chống lại Ukraine,Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “nói sự thật”. “Thông tin sai lệch gây ra thiệt hại lớn cho đất nước chúng tôi, danh tiếng và sự phát triển kinh tế. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu các bạn hãy là tiếng nói sự thật về Ukraine”.
Lịch Lễ Công Giáo 2023 – Lịch các ngày lễ và cuối tuần của Công giáo năm 2023
Các ngày lễ trọng Công giáo trong năm 2023 của người Công giáo bao gồm: